Các bước quan trọng để thành lập công ty

Muốn thành lập công ty cần những gì? Các bước thực hiện ra sao? Đây là câu hỏi của hàng chục nghìn người muốn khởi nghiệp đang phân vân trước khi tiến hành thành lập công ty. Ngoài ý tưởng kinh doanh mà anh/chị và các bạn có sẵn thì thủ tục pháp lý, cách mở công ty và các bước thực hiện anh/chị và các bạn cũng cần nắm rõ để khi thành lập công ty có thể vận hành một cách tốt nhất. Hiểu được những băn khoăn, những trăn trở này CNC LICENSE đã tổng hợp các bước quan trọng cần phải thực hiện khi thành lập công ty ở bài viết dưới đây. Kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập công ty:

Thứ 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp/công ty. Người thành lập công ty/doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình công ty/daonh nghiệp, từ đó để xác định và chọn lựa loại hình công ty/doanh nghiệp phù hợp trong việc làm ăn sau này.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần

Thứ 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của những thành viên/cổ đông. Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên/cổ đông của công ty sẽ do doanh nghiệp tự quyết quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

Thứ 3: Lựa chọn đặt tên công ty, nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không được trùng lặp theo quy định của pháp luật.

Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không. Quý khách hàng có thể truy cập vào “Cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp” để tra cứu hoặc liên hệ CNC LICENSE tôi để được tư vấn và kiểm tra.

Thứ 4: Xác định địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp/công ty khi thành lập.

Thứ 5: Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp/công ty khi thành lập, vấn đề này rất quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp/công ty vì nếu để vốn điều lệ ít thì những gói thầu yêu cầu doanh nghiệp/công ty phải có vốn điều lệ bằng bao nhiêu đó thì mới được tham gia dự thầu, lúc này vốn điều lệ của doanh nghiệp/công ty không đáp ứng được thì sẽ không được tham gia dự thầu, như vậy thì sẽ bị loại ngay từ vòng đầu/vòng xét hồ sơ.

Thứ 6: Xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/công ty và chức danh của người đại diện theo pháp luật và của các thành viên khác.

Thứ 7: Xác định lĩnh lực kinh doanh, từ đó chọn lựa những mã ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp/công ty.

Các bước quan trọng để thành lập công ty
Ảnh minh họa

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty:

Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp cơ bản gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông.

Bước 3: Chuẩn bị lại hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp:

Chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp.

Khi chúng ta chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật thì chúng ta nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hiện nay đang khuyến khích nộp trực tuyến trên phạm vi toàn quốc.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp/công  ty sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/công ty cho chúng ta.

Các bước quan trọng để thành lập công ty
Ảnh minh họa

Bước 4: Khắc dấu

Sau khi chúng ta được cấp giấy chứng nhận thì chúng ta mang giấy chứng nhận đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc khắc con dấu cho doanh nghiệp/công ty.

Ghi chú: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu thì chúng ta có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chúng ta còn phải thực hiện các thủ tục sau để không bị phạt hay bị cấm kinh doanh.

  • Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế.
  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài.
  • Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT.
  • Thực hiện thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn.
  • Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.
  • Treo bảng hiệu công ty (bảng hiệu phải đầy đủ và đúng thông tin theo quy định của pháp luật).
  • Đối với doanh nghiệp/công ty kinh doanh những ngành nghề có điều kiện thì chúng ta phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như bằng cấp, chứng chỉ, vốn pháp định,…
  • Đối với doanh nghiệp/công ty kinh doanh những ngành nghề phải xin giấy phép con thì chúng ta phải thực hiện thủ tục xin giấy phép con trước khi kinh doanh để không bị phạt.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến các bước quan trọng cần thực hiện để thành lập công ty. Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn về trình tự, thủ tục thực hiện hoặc nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác thì cũng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Hot line: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng| Cộng sự
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

Khách hàng có thể tham khảo thêm các vấn đề liên quan đến thủ tục ly hôn tại đây:

Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Công Ty Hợp Danh

Thủ tục thành lập Công ty TNHH

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft