CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

Chắc hẳn chúng ta thường nghe đến các cụm từ như Nho Ninh Thuận, Cam Vinh, Chè Tân Cương, Dê núi Ninh Bình, Vải thiều Thanh Hà…. Đây không chỉ đơn giản là đặc sản của một địa phương mà đây còn là những chỉ dẫn địa lý được nhà nước bảo hộ. Vậy thế nào là chỉ dẫn địa lý và điều kiện bảo bộ là như thế nào?

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Một số chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam như Nước mắm Phú Quốc, Chè Shan tuyết Mộc Châu, Cà phế nhân Buôn Mê Thuột, Hoa hồi Lạng Sơn, Gạo Tám xoan Hải Hậu, Xoài cát Hoài Lộc, Qủa Quýt Bắc Kạn…

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định, được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác); Yếu tố con người (kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương…)

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý cần phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Cho đến hiện nay, có 116 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam. Có thể xem danh sách tại đây.

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhận đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Quyền sở hữu và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý

Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước.

Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp  thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất/kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường.

* Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:

  • Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
  • Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

 

Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện

  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

  • Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
  • Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa.
  • Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Trên đây là nội dung về Chỉ dẫn địa lý. Để được hổ trợ hoặc có vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Hot line: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com 

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Share

cnclicense

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft