Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì làm gì tiếp theo?

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhiều cá nhân/tổ chức vẫn loay hoay không biết nên làm gì tiếp theo. Chính vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc cần làm gì khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì làm gì tiếp theo?

Sau khi có giấy chứng nhận doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây. Dù bạn có đăng ký thành lập công ty theo loại hình DN nào thì cũng đều phải thực hiện các công việc sau:

1. Treo bảng hiệu

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện việc treo biểu hiệu. Biểu hiệu sẽ được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Biển hiệu có các nội dung về tên công ty, mã số thuế, địa chỉ công ty.

Việc làm này sẽ giúp cho cơ quan thuế nhà nước xác nhận DN bạn đang hoạt động hay không tại trụ sở đăng ký.

2. Khắc dấu công ty

Doanh nghiệp được tự do quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nhưng nội dung con dấu phải thể hiện tên, mã số và địa chỉ của doanh nghiệp.

Sau khi doanh nghiệp thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự đi khắc dấu của công ty tại các cơ sở khác dấu.

Thời gian: từ 01 – 02 ngày làm việc tùy cơ sở.

3. Đăng ký và kích hoạt chữ ký số điện tử (USD Token)

Token là một dạng chữ ký số, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục chữ ký điện tử như kê khai, nộp thuế, xuất hóa đơn,… Chữ ký số và con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu có giá trị như nhau.

Khi mua chữ ký số, doanh nghiệp cần cung cấp các giấy tờ sau:

1) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

2) Bản sao của hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các loại chữ ký số mà mình mong muốn: 1 năm, 2 năm, 3 năm.

Khi nhận được chữ ký số, doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản trên website www.thuedientu.gdt.gov.vn.  Đăng ký nộp thuế điện tử và liên kết tài khoản ngân hàng với hệ thống Thuế điện tử. Doanh nghiệp sẽ thêm tài khoản ngân hàng mới trên website của mình và đăng ký ngân hàng liên kết giao dịch điện tử với ngân hàng.

4. Mở và Thông báo số Tài khoản ngân hàng

Hiện nay, pháp luật quy định đối với các giao dịch của doanh nghiệp trên 20 triệu đồng thì phải thông qua chuyển khoản. Để thuận tiện cho các giao dịch cũng như để tích hợp nộp thuế điện tử. Doanh nghiệp sau khi được thành lập cần phải có ít nhất một tài khoản ngân hàng.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn mở tài khoản ngân hàng tại bất kỳ ngân hàng nào mà doanh nghiệp muốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chọn mở tài khoản ngân hàng lớn và có nhiều điểm giao dịch để thuận tiện cho các giao dịch trong tương lai.

Khi mở tài khoản tại ngân hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

1) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

2) Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện

3) Bản sao thông báo mẫu dấu

4) Con dấu doanh nghiệp

5) Bản sao CMND/CCCD của người được ủy quyền giao dịch tại Ngân hàng/Uỷ quyền của chủ tài khoản (nếu có).

Sau khi có tài khoản ngân hàng, Doanh nghiệp sẽ thông báo về tài khoản Ngân hàng trên trang đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng:

1) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

2) Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ

3) Bản sao CMND/CCCD của người nộp hồ sơ

5. Kê khai Lệ phí Môn bài và Nộp Lệ phí

Theo quy định, doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra sản xuất, kinh doanh. Dù được miễn lệ phí môn bài nhưng doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ khai lệ phí môn bài.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt đồng sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

 

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì làm gì tiếp theo?

6. Đăng ký mua và phát hành đơn điện tử

Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử là một trong những thủ tục pháp lý bắt buộc đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hóa đơn điện tử như sau:

1) Thông báo phát hành hóa đơn điện tử

2) Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử

3) Hóa đơn điện tử mẫu (do nhà phân phối phần mềm hóa đơn điện tử cung cấp)
Lưu ý:

  • Quyết định sử dụng hóa đơn, Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và Hóa đơn mẫu phải là bản scan và được đưa chung vào 01 bản dưới định dạng word (.doc).
  • Đăng ký sử dụng chữ ký số USB Token.
    Tất cả các điều kiện trên đây đều là yêu cầu cơ bản để doanh nghiệp mới thành lập sử dụng hóa đơn điện tử hiệu quả ngay từ đầu.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp thực hiện lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử phù hợp với nhu cầu và gửi hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế với sự hỗ trợ từ nhà cung cấp.

Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng, nếu được cơ quan thuế chấp thuận thì doanh nghiệp mới được phép sử dụng hóa đơn.

7. Nộp thuế hồ sơ ban đầu

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải soạn hồ sơ khai thuế ban đầu nộp cho chi cục thuế quản lý nơi công ty đặt trụ sở chính.

Hồ sơ khai thuế bao đầu gồm:

1) Tờ khai đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp;

2) Quyết định bổ nhiệm kế toán (trường họp doanh nghiệp có kế toán trưởng);

3) Quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp;

4) Bản đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định (trường hợp doanh nghiệp đã có tài sản cố định);

5) Phiếu đăng ký thông tin doanh nghiệp;

6) Tờ kê khai lệ phí môn bài;

7) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

8) Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân đại diện cho doanh nghiệp đi nộp hồ sơ).

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh ngay sau đó thì ngày cuối cùng của tháng ghi trên giấy phép kinh doanh chính là thời hạn doanh nghiệp đó phải nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.

Trong trường hợp doanh nghiệp đã nhận được giấy phép kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động ngay thì thời hạn nộp hồ sơ thuế ban đầu sẽ là 30 ngày tính từ ngày được ghi trên giấy chứng nhận đầu tư.

Hi vọng bài viết giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần làm gì tiếp theo?” rồi nhé.  Nếu bạn cần hỗ trợ, thắc mắc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hãy liên hệ với CNC theo địa chỉ sau:

Thông tin liên hệ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Hot line: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Website:

• https://cnclicense.com/
• https://hopdongmau.net/
• https://cnccounsel.com/

>>> Xem thêm:

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft