Tình huống mà CNC được khách hàng gửi đếnHôn nhân và Gia đình

01.
NHÀ, CĂN HỘ CHUNG CƯ MUA TRƯỚC THỜI KỲ HÔN NHÂN LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY TÀI SẢN RIÊNG?

Năm 2016 trước khi kết hôn chồng tôi có mua một căn hộ trả góp, chồng tôi trả được một nửa thì vợ chồng tôi kết hôn. Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi cùng nhau trả một nửa tiền còn lại. Căn hộ hiện tại đang đứng tên chồng tôi. Chung sống với nhau một thời gian, chúng tôi thấy không hòa hợp nên đã tiến hành thủ tục ly hôn. Tôi muốn hỏi khi ly hôn tôi có được chia căn hộ chung cư không? Đó là tài sản chung hay tài sản riêng? Chị Khánh ở TP.HCM hỏi.

Chung cư là một trong những dạng nhà sử dụng cho mục đích ở. Nó được coi là bất động sản được tự do chuyển nhượng trên thị trường. Mà trong đó, những chủ sở hữu có quyền sở hữu đối với căn hộ của mình và quyền sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia.

Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng căn cứ theo điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

” 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Căn cứ theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản riêng của vợ, chồng:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.” 

Về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng căn cứ theo điều 45 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

“1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”

Về nguyên tắc ngôi nhà là kết quả giữa sự sáp nhập và trộn lẫn giữa tài chung riêng và tài sản chung của vợ chồng chị. Trong trường hợp ly hôn, nếu chị không chứng minh được số tiền chị đã góp chung với chồng thì Tòa sẽ xác định đó là tài sản riêng của chồng chị. Còn nếu chị chứng minh được phần tiền góp chung với anh chồng thì Tòa sẽ phân chia một nửa số tiền cho anh chồng và phần còn lại sẽ chia đều cho cả vợ và chồng.

02.
TIỀN TRÚNG VÉ SỐ LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY TÀI SẢN RIÊNG?

Chị Hải có một người chú tên Tâm. Chú Tâm là một người hay mua vé số nhưng trước giờ ông chưa trúng lần nào cả. Vào ngày hôm qua chú Tâm đã trúng độc đắc 5 tờ vé số, biết được việc này vợ chú Tâm đã tự ý lấy vé số của chú đi đổi tiền và mua xe máy cho bản thân mà không được sự đồng ý của chú. Trong tình huống nêu trên thì tiền nhận được từ trúng số là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? Việc hành xử của vợ chú Tâm là đúng hay sai? Chị Hải ở Quảng Trị hỏi.

Tiền trúng số có phải là tài sản chung của vợ chồng hay không?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình  2014Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản chung vợ chồng và các khoản thu nhập được xem là thu nhập chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân như sau:

Căn cứ theo Điều 33 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về “Tài sản chung của vợ chồng” bao gồm:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3.Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo đó, pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

“1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

2.Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3.Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, khoản thu nhập hợp pháp là tiền trúng số của chú Tâm phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung của vợ chồng chú Tâm. 

Chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản chung của vợ chồng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng

“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2.Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Việc làm của vợ chú Tâm trong trường hợp trên là sai và không phù hợp với quy định pháp luật tại Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Mặc dù đó là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng việc vợ chú Tâm tự ý mua xe máy từ khoản tiền trúng được mà không có sự đồng ý của chú là điều đáng trách. 

Tóm lại, căn cứ theo các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014Nghị định số 126/2014/NĐ-CP thì khoản tiền trúng số được xem là khoản thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vợ, chồng mỗi người được ½ và có quyền,nghĩa vụ như nhau trong khoản tiền đó. 

03.
CHỒNG ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, VỢ CÓ ĐƯỢC BÁN NHÀ KHÔNG?

Anh Lân chồng chị Minh đang chấp hành hình phạt tù 5 năm, vì cuộc sống khó khăn mà còn phải lo cho con cái nên chị Minh quyết định bán để xoay sở cuộc sống. Vậy tôi có thể bán nhà khi không có sự đồng ý của anh Lân không?

Người đi tù có bị cấm mua bán nhà không?

Người đang chấp hành hình phạt tù không bị cấm mua bán nhà mà chỉ bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước và quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước, quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân trong một số trường hợp. Cụ thể: 

  • Hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013.
  • Bị tước một số quyền công dân: Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước. Quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước, quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân

Vì vậy ngay cả khi đang chấp hành hình phạt tù thì phạm nhân vẫn được đảm bảo quyền có tài sản và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản thuộc quyền sỡ hữu của mình trong đó có việc mua, bán nhà và đất đai.

Chồng đang chấp hành hình phạt tù vợ có được bán nhà không?

Người đang chấp hành hình phạt tù thì không bị cấm quyền mua bán tài sản trong đó có nhà, đất nên khi đi tù, anh chồng vẫn hoàn toàn có thể được phép mua bán. Vì thế, cần xác định đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng.

Tài sản chung/riêng trong hôn nhân là gì?

Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Mặt khác, căn cứ theo Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về việc Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:

“ 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. ”

Theo đó, nếu căn nhà là tài sản riêng của vợ hoặc chồng hình thành trước thời kỳ hôn nhân thì người còn lại không có quyền định đoạt hay sử dụng nếu chưa có sự đồng ý từ trước từ đối phương. Như vậy nếu căn nhà là tài sản riêng của chị vợ thì chị sẽ không cần hỏi ý kiến của người chồng. Nếu căn nhà là tài sản riêng của người chồng thì phải do người chồng có mong muốn bán sau đó anh sẽ ủy quyền cho vợ hoặc luật sư để bán căn nhà.

Vậy nếu là tài sản chung của vợ chồng hình thành trong quá trình hôn nhân thì: 

Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung 

“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.” 

Trong trường hợp căn nhà là tài sản chung của vợ chồng thì chị vợ không được tự ý bán nhà khi chồng đang chấp hành hình phạt tù, nếu chị vợ muốn bán nhà thì phải có sự đồng ý của chồng. Và chị vợ có thể thực hiện một trong hai cách sau để hoàn thành thủ tục bán nhà:

  • Cách 1: Anh Chồng làm hợp đồng ủy quyền cho vợ để vợ có thể nhân danh chồng thực hiện giao dịch mua bán nhà theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

“2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.”

Do vậy, anh chồng có thể thông qua ủy quyền để trao quyền quyết định trong việc mua, bán nhà theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất đứng tên của cả hai vợ chồng.

  • Cách 2: Người vợ có thể cùng Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đến trực tiếp trại tạm giam mà người chồng đang chấp hành hình phạt tù để thực hiện việc lý công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất. Được quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng năm 2014. 

Qua cách này người vợ có thể cùng với đại diện cơ quan công chứng đến trại giam để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Việc công chứng ngoài trụ sở cũng áp dụng cho cách 1. Nghĩa là, để lập và ký công chứng hợp đồng ủy quyền, vợ cũng phải cùng Công chứng viên đến tại trại giam mà người chồng đang chấp hành hình phạt tù để thực hiện.

Tóm lại, trong trường hợp này cần xem xét căn nhà chị vợ muốn bán là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng anh chị để khẳng định việc mua bán nhà, đất này cần có chữ ký của người đang chấp hành hình phạt tù.

04.
VÀNG CƯỚI ĐƯỢC CHO KHI KẾT HÔN, KHI LY HÔN CÓ ĐƯỢC XEM LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG HAY KHÔNG?

Trong lễ vu quy, mẹ tôi có tặng cho tôi 10 cây vàng làm của hồi môn để đi lấy chồng. Sống chung một thời gian vợ chồng tôi thấy không hạnh phúc quyết định ly hôn, chồng tôi đòi chia 10 cây vàng vì cho đó là tài sản chung của cả 2 vợ chồng lúc làm đám cưới. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi 10 cây vàng đó là tài sản chung của tôi và chồng hay là tài sản riêng của mình tôi? Vợ chồng anh chị kết hôn năm 2015. Chị Thủy ở Nam Định hỏi.

Tài sản chung là gì?

Căn cứ theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Căn cứ theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản riêng của vợ chồng:

“1. Tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.” 

Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

Vàng được cho trong ngày cưới là tài sản chung hay riêng?

Trường hợp 1: Thời điểm làm lễ cưới, vợ chồng anh chị vẫn chưa đăng kí kết hôn

Căn cứ vào những quy định trên, thời điểm làm lễ chị được mẹ cho của hồi môn mà anh chị chưa đăng kí kết hôn tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hai anh chị chưa phải là vợ chồng.

Do đó chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, chế độ tài sản vẫn là chế độ riêng của từng người. Thì 10 cây vàng đó là tài sản riêng của chị Thủy.

Trường hợp 2: Thời điểm làm lễ cưới, vợ chồng anh chị đã đăng kí kết hôn

Thời điểm được cho vàng vợ chồng chị đã đăng ký kết hôn, thì vàng cưới được cho trong ngày kết hôn được xem là tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Thì khi thực hiện thủ tục ky hôn, 10 cây vàng sẽ được chia cho hai người.

Tuy nhiên, lúc cho vàng cưới, mẹ của chị Thủy có nói là cho riêng con gái hoặc trong thời gian hai vợ chồng chung sống có thỏa thuận tài sản chung riêng và đã thỏa thuận 10 cây vàng đó là tài sản riêng của chị Thủy. Như vậy, 10 cây vàng trên vẫn thuộc tài sản riêng của chị Thủy, là tài sản riêng của chị Thủy thì khi ly hôn 10 cây vàng sẽ không phải chia cho chồng chị.

05.
LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. THỦ TỤC NHƯ THẾ NÀO VÀ NỘP ĐƠN Ở ĐÂU?

Tôi và chồng tôi kết hôn được 5 năm, chồng tôi là người có quốc tịch Hàn Quốc. Do quá trình chung sống, tôi và chồng có xích mích, cãi vã. Sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ tôi quyết định ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý. Trong năm năm chung sống chúng tôi có 1 đứa con 2 tuổi, 1 căn hộ chung cư, tôi và chồng đều có công việc, thu nhập riêng. Chúng tôi đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Vậy cho tôi hỏi, bây giờ tôi muốn đơn phương ly hôn thì phải nộp đơn ở đâu và thủ tục như thế nào? Chị Vân ở Đà Nẵng.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?

Căn cứ theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp:

“Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Vì chồng chị Vân là người nước ngoài có quốc tịch Hàn Quốc nên việc ly hôn của anh chị được xác định là ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài

Theo khoản 3 Điều 35 và 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015,  thẩm quyền giải quyết  ly hôn có yêu tố nước ngoài thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.

Như vậy, nếu chị Vân đơn phương ly hôn với chồng mình thì chị có thể làm đơn yêu cầu ly hôn và nộp đơn tại Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng.

Hồ sơ và thủ tục thực hiện ly hôn 

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft