Trái với công ty Cổ phần và công ty TNHH chịu trách nhiệm hữu hạn tài sản góp vào thì Công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của người tham gia vào công ty. Vì vậy, công ty hợp danh là một mô hình công ty đặc biệt. Chiếm số lượng nhỏ thị trường doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng không thể phủ nhận ưu thế của loại hình doanh nghiệp này đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhất định. Cùng tìm hiểu về thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh thông qua bài viết sau đây nhé.
Định nghĩa về Công ty Hợp Danh
Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân. Trong đó, công ty phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung được gọi là thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nọ của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty.
Ưu điểm của công ty hợp danh
Tiếp theo chúng ta sẽ đến với ưu điểm công ty hợp danh. Công ty hợp danh là một trong loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Vậy mô hình kinh doanh này có những đặc điểm gì mà nhiều cá nhân quan tâm như vậy. Cùng tìm hiểu
- Mô hình doanh nghiệp này là sự kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người với các yếu tố nhân thân và được xem xét kỹ lưỡng.
- Dễ dàng tạo lòng tin cho đối tác, khách hàng. Bởi một khi công ty xảy ra vấn đề gì thì các thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ dựa trên tài sản của mình theo quy định pháp luật.
- Các thành viên vốn góp chịu trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ theo tài sản vốn góp bản thân.
- Điều hành dễ dàng, không quá phức tạp. Do số lượng thành viên ít. Hầu hết, các thành viên đều quen biết, có sự uy tín nhất định.
Nhược điểm của công ty hợp danh
- Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn cũng đem đến rủi ro rất cao đối với các thành viên hợp danh;
- Việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn do công ty hợp danh không được quyền phát hành chứng khoán;
- Độ phổ biến tại Việt Nam vẫn còn thấp.
>>> Xem thêm: Thủ Tục Thành Lập Công Ty TNHH 2 Thành Viên
Đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Thành viên hợp danh chỉ được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình khi có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác.
- Thành viên góp vốn được chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
- Cơ cấu tổ chức giống với công ty TNHH 2 thành viên trở lên với cơ cấu Hội đồng thành viên.
Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không quy định khác.
.
Điều kiện thành lập công ty hợp danh
Căn cứ vào quy định pháp luật, những cá nhân tham gia thành lập công ty hợp danh cần phải đáp ứng được các điều kiện thành lập sau:
1) phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty
2) Thành viên hợp danh không thuộc các trường hợp không được phép thành lập công ty
>>> Xem thêm: Điều kiện Thành Lập Công Ty TNHH 1 Thành Viên
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Theo điều 22 Nghị định Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về việc làm hồ sơ thành lập công ty hợp danh như sau:
Cá nhan khi muốn đăng ký thành lập Công ty hợp danh cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
1) giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2) Điều lệ công ty
3) Danh sách thành viên
4) Bản sao các giấy tờ
– CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với thành viên công ty là cá nhân
– Giấy chứng nhận/ quyết định thành lập đối với thành viên là tổ chức; CMND/CCCD/Hộ chiếu đới với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diên theo ủy quyền
– Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có)
Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Công Ty Hợp Danh
Cá nhân nộp một bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý don và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần cần có những điều kiện gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những thông tin về việc thành lập công ty hợp danh. Nếu bạn đang muốn thành lập công ty hợp danh, hay còn đang có những thắc mắc, câu hỏi nào cần giải đáp vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (84) 28-6276 9900
Hot line: (84) 916-545-618
Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
Điện thoại: (+84) 916 545 618
Email: hung.le@cnccounsel.com
Hoặc
Trợ lý Luật sư Trần Thị Thanh
Điện thoại: (84) 981 317 539
Email: thanh.tran@cnccounsel.com
Website: