Hành vi lấn chiếm đất đai bị xử lý như thế nào?

Lấn chiếm đất đai là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tranh chấp đất đai hiện nay. Và lấn chiếm đất đai thường xảy ra giữa các thửa đất liền kề. Vậy hành vi lấn chiếm đất đai có vi phạm pháp luật không? Hiện nay, pháp luật nước ta quy định như thế nào về việc lấn, chiếm đất? Kính mời anh/chị và các bạn theo dõi bài viết dưới đây của CNClicense để hiểu rõ hơn nhé:

Hành vi lấn chiếm đất đai được hiểu như thế nào? 

Căn cứ Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 04/2022/NĐ-CP đã giải thích về hành vi lấn, chiếm đất như sau:

Cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 đã quy định: “Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép”

Và tại khoản 2 Điều 3 quy định về chiếm đất như sau:

“2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”

Lấn chiếm đất đai có bị xử phạt không
Ảnh minh họa

Vậy hành vi lấn chiếm đất đai bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện nay?

Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai năm 2013 quy định hành vi lấn chiếm đất đai là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Vậy nên, việc lấn chiếm đất đai sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Và Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất phụ thuộc vào loại đất bị lấn chiếm, khu vực, diện tích và người thực hiện hành vi:

* Ở khu vực nông thôn:

– Lấn chiếm đất chưa sử dụng: Phạt tiền từ 2 triệu đến 70 triệu đồng;

– Lấn chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: Phạt tiền từ 3 triệu đến 150 triệu đồng;

– Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: Phạt tiền từ 3 triệu đến 150 triệu đồng;

– Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp: Phạt tiền từ 10 triệu đến 500 triệu.

* Ở khu vực thành thị:

Mức sử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra khi xử phạt tiền theo mức phạt nêu trên, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn buộc áp dụng biện pháp khắc phục như:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm;
  • Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được phân công nhận quyền sử dụng đất theo quy định;
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, hành vi lấn, chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: đối với hành vi lấn chiếm đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

 – Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 đến 7 năm: Đối với trường hợp: Phạm tội có tổ chức; Phạm tội 2 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm

Và hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng|Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Hỗ trợ bài viết:

Cộng sự:

  • Nguyễn Thị Ngọc Trang
  • Bùi Thị Như

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft