Sản phẩm được tạo ra bởi Chat GPT (trí tuệ nhân tạo) có xâm phạm quyền tác giả hay không?

Vào cuối năm 2022 thì công ty OpenAI cho ra mắt phần mềm Chat GPT. Chat GPT thu hút sự chú ý bởi những câu trả lời chi tiết, lập luận thông minh trong nhiều lĩnh vực, ngay cả những nội dung phức tạp như: Làm luận văn, viết thơ, biên tập một bài báo hoặc thậm chí là lập trình cho máy tính.Từ ngày 02/11/2023, người dùng có thể đăng ký và sử dụng miễn phí ChatGPT tại Việt Nam trên nền tảng website, ứng dụng ChatGPT trên điện thoại. Vậy những nội dung được tạo ra bởi phần mềm ChatGPT nói riêng và ứng dụng công nghệ AI nói chung có xâm phạm quyền tác giả hay không? Đây là một chủ đề được khá nhiều người quan tâm bởi vì cách thức tạo ra sản phẩm của AI không giống như con người. AI tạo ra những tác phẩm dựa trên trên việc thu thập và xử lý hệ thống thông tin khổng lồ từ đó sẽ đưa ra một sản phẩm là tranh vẽ, âm nhạc, bài luận,…(tủy theo yêu cầu của người dùng) dựa trên phân tích từ khối dữ liệu đó.

Quyền tác giả

Quyền tác giả là những quyền đặc biệt mà tác giả – người sáng tạo ra tác phẩm, người sở hữu tác phẩm được thực hiện đối với tác phẩm đó. Theo khoản 2, khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022 quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; Quyền liên quan đến quyền tác (sau đây gọ là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Những tác phẩm được bảo hộ pháp lý sẽ bao gồm các tác phẩm quy định tại Điều 14 Luật sở trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022. Quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành:

Để trả lời cho câu hỏi sản phẩm do chat GPT tạo ra có xâm phạm quyền tác giả hay không thì trước hết cần xem xét hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022 như sau:

1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.

2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.

4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.

5.Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.

6. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

7.Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.”

Như vậy, những hành vi nêu trên là những hành vi xâm phạm quyền tác giả. Do đó nếu tác phẩm do Chat GPT tạo ra vi phạm một trong những quy định nêu trên thì được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Sản phẩm do Chat GPT tạo ra có xâm phạm quyền tác giả không?
Ảnh minh họa

Sản phẩm do Chat GPT tạo ra có xâm phạm quyền tác giả hay không?

Để xác định sản phẩm tạo ra bởi AI có xâm phạm quyền tác giả hay không cần xem xét nội dung các tác phẩm đó có vi phạm vào các điều khoản tại Điều 28 nêu trên hay không? Đối với tác phẩm được sáng tạo bởi AI mang bản chất đặc biệt hơn khi tác phẩm được tạo ra từ việc lập trình, thuật toán cùng dữ liệu đầu vào để tạo ra tác phẩm. Do đó để xem xét các tác phẩm do AI tạo ra có xâm phạm quyền tác giả hay không thì cần xem xét các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Nội dung được tạo ra bởi ứng dụng công nghệ AI có thể chứa thông tin được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác (bên thứ ba).

  • Thứ nhất, đối với nội dung cuối cùng mà AI thể hiện ra (tức tác phẩm AI tạo ra) có chứa đựng các nội dung được bảo hộ quyền tác giả (ví dụ như chứa đựng các thông tin, hình ảnh của một bên thứ ba nào đó) thì rõ ràng dễ dàng xác định có hành vi xâm phạm quyền tác giả.
  • Thứ hai, tác phẩm mà AI tạo ra là tác phẩm hoàn toàn mới nhưng nội dung mà AI tạo ra dựa vào nguồn dữ liệu được bảo hộ quyền tác giả.

Nói dễ hiểu là các nội dung mà trí tuệ nhân tạo tạo ra là dựa vào nguồn dữ liệu tổng hợp mà hệ thống trí tuệ nhân tạo thu thập được từ các nguồn khác nhau nhưng những nguồn thông tin này lấy của ai, lấy từ tác phẩm nào, có tính chính xác hay không thì hệ thống trí tuệ nhân tạo hoàn toàn không đảm bảo do đó dẫn đến trường hợp các thông tin mà hệ thống trí tuệ nhân tạo dùng để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của người dùng là lấy từ các nguồn của bên thứ ba và những nguồn này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có thể hiểu dựa trên đặc tính đặc biệt của tác phẩm sáng tạo AI rằng tác phẩm cuối cùng sẽ được tạo ra thông qua các dữ liệu đầu vào được truyền tải, phân tích, kết hợp dựa vào các thuật toán. Do đó, có nhiều khả năng dữ liệu đầu vào này một cách nào đó đã vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ khác, sau đó lại được hoàn toàn biến đổi thành một tác phẩm khác biệt. Như vậy, nếu nội dung được tạo bởi ứng dụng công nghệ AI chứa thông tin đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác, việc sử dụng nội dung này có nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên thứ ba.

Sản phẩm do Chat GPT tạo ra có xâm phạm quyền tác giả hay không?
Ảnh minh họa

Trường hợp 2: Nội dung được tạo ra bởi ứng dụng công nghệ AI là một nội dung hoàn toàn mới, không chứa thông tin được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác (bên thứ 3).

Trong trường hợp nội dung được tạo bởi ứng dụng công nghệ AI chứa đựng các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ hoặc thuộc các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả theo Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ hoặc hết thời hạn quyền tác giả theo quy định tại Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ thì sản phẩm mà ứng dụng công nghệ AI tạo ra sẽ không xâm phạm đến quyền tác giả.

Như vậy để xác định tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có xâm phạm quyền tác giả hay không ngoài việc xem xét đến tác phẩm cuối cùng mà AI tạo ra có chứa đựng nội dung được bảo hộ quyền tác giả hay không thì còn phải xem xét các dữ liệu đầu vào để tạo ra tác phẩm có xâm phạm đến quyền tác giả đã được bảo hộ hay không (tức hành vi vi phạm quyền tác giả do tác phẩm AI gây ra sẽ được đặt ra kể từ chính bước cung cấp thông tin đầu vào). Trong thời gian tới pháp luật Việt Nam cũng cần có những quy định để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo AI, đặc biệt là những sản phẩm do AI tạo ra.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ  thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng|Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft