Cha mẹ có được bán nhà đất khi đã để lại di chúc cho con không?

Để hạn chế mâu thẫu giữa các con sau khi cha mẹ qua đời, cha mẹ thường lập di chúc sẵn phân chia di sản là nhà đất cho con cái để dễ dàng quản lý. Nhiều người lầm tưởng rằng, có di chúc là đã có quyền định đoạt với nhà đất mà cha mẹ đã để lại trong di chúc, mà không biết rằng di chúc đó đã có hiệu lực chưa. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, mà cha mẹ lại bán đi nhà đất đã lập di chúc cho cho các con, điều này đã gây ra nhiều tranh cải, xung đột trong gia đình. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Cha mẹ có được bán nhà đất khi đã để lại di chúc cho con không?”. Để làm rõ vấn đề trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của CNClicense nhé:

Di chúc là gì?

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc ở đây có thể bằng văn bản hoặc lời nói, thể hiện ý chí và nguyện vọng, mong muốn của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.

CHA-ME-CO-DUOC-BAN-NHA-DAT-KHI-DA-DE-LAI-DI-CHUC-CHO-CON-KHONG
Ảnh minh họa

Điều kiện nào để di chúc hợp pháp:

Di chúc hợp pháp phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Khi nào thì di chúc có hiệu lực:

Theo khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Trong khi đó, thời điểm mở thừa kế theo khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự được định nghĩa như sau:

“ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”

Từ quy định này, khi người lập di chúc để lại tài sản cho người khác chết thì đây chính là thời điểm mở thừa kế đồng nghĩa từ thời điểm này, di chúc sẽ chính thức có hiệu lực. Với trường hợp Toà án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm xác định người đó:

– Biệt tích 05 năm từ ngày kết thúc chiến tranh.

– Bị tai nạn, thảm hoạ, thiên tai 02 năm mà không có tin tức xác thực là con sống.

– Biệt tịch liên tục 05 năm trở lên và không có tin tức là còn sống…

Lưu ý: Để di chúc có hiệu lực thì di chúc phải hợp pháp. Trong đó, điều kiện để di chúc hợp pháp là:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

– Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

– Di chúc không có nội dung trái luật, trái đạo đức xã hội và hình thức trái luật…

Vì vậy, thời điểm di chúc có hiệu lực được tính từ thời điểm người lập di chúc chết đi và sau khi Tòa án tuyên bố người đó đã chết. Trước thời điểm này, di chúc chỉ là một tài liệu tương lai và không có hiệu lực pháp lý.

Cha mẹ có được bán nhà đất khi đã để lại di chúc cho con không:

Bản di chúc định đoạt tài sản của người để lại di sản không đồng nghĩa với việc chuyển giao tài sản này thuộc về người được hưởng di chúc. Điều này có nghĩa là việc lập di chúc chỉ định rõ người thừa kế và phân chia tài sản sau khi người lập di chúc qua đời, nhưng trong thời gian còn sống, người để lại di sản vẫn có quyền quản lý và sử dụng tài sản của mình theo ý muốn. Bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, theo phân tích ở trên thì di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết. Như vậy, di chúc chỉ là một tài liệu có giá trị trong tương lai, hiện tại nếu người lập di chúc còn sống thì không có hiệu lực pháp lý.

Thứ hai, sau khi lập di chúc, người để lại di sản hoàn toàn có quyền thay đổi nội dung của di chúc, bổ sung, hoặc thay thế di chúc bằng cách hủy bỏ di chúc cũ và lập di chúc mới. Người để lại di sản cũng có quyền chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc chỉ định người thừa kế trong di chúc…. cho dù di chúc đó đã được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, nếu có nhiều bản di chúc với cùng một tài sản và nội dung khác nhau, thì bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực pháp luật.

Do đó, khi còn sống, cha mẹ hoàn toàn có quyền sửa đổi, thay thế, huỷ bỏ di chúc để lại di sản và cũng có quyền lập di chúc mới thay cho di chúc cũ để tặng cho di sản thừa kế của mình cho người con khác.

Không chỉ vậy, bởi khi còn sống, tài sản của một người sẽ được người đó định đoạt (tặng cho người khác, bán cho người khác, góp vốn…) theo quy định mà không ai có thể cản trở hoặc ép buộc. Nên mặc dù đã lập di chúc để lại tài sản cho con nhưng cha mẹ hoàn toàn có quyền bán đất đã lập di chúc.

Khi đó, cha mẹ có thể huỷ bỏ di chúc hoặc sau khi cha mẹ chết, di chúc cũng sẽ trở nên vô hiệu bởi theo khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản tại thời điểm mở thừa kế không còn (do đã bán và sang tên người khác, không còn thuộc sở hữu hợp pháp của cha mẹ – người để lại di sản thừa kế).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quyền của người để lại di sản không được sử dụng một cách bất hợp pháp hoặc gian lận mục đích. Luật pháp có thể đặt giới hạn và ràng buộc để đảm bảo sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của những người được hưởng di chúc. Nếu có tranh chấp hoặc vi phạm pháp luật liên quan đến di chúc và tài sản, thì cần tìm đến sự giúp đỡ từ luật sư hoặc cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vấn đề một cách hợp pháp và công bằng.

CHA-ME-CO-DUOC-BAN-NHA-DAT-KHI-DA-DE-LAI-DI-CHUC-CHO-CON-KHONG
Ảnh minh họa

Có thể lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cho bán, được không?

Theo nguyên tắc chung, sau khi người lập di chúc qua đời, những người được quyền thừa kế sẽ được hưởng phần tài sản được để lại theo nội dung bản di chúc. Tuy nhiên, khi đề cập đến quyền sử dụng đất, người thừa kế cần thực hiện các thủ tục khai nhận và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ để chính thức trở thành chủ sở hữu của mảnh đất.

Mặc dù ý chí trong bản di chúc thuộc về cá nhân người lập di chúc, nhưng nó không được phép vi phạm các quy định pháp luật. Trong thực tế, điều kiện “không cho bán di sản thừa kế nhà đất” trong bản di chúc thường là không khả thi và không có giá trị thi hành.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, người thừa kế sau khi hoàn tất thủ tục nhận di sản sẽ hoàn toàn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến mảnh đất đó, bao gồm quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, thế chấp và các quyền khác, mà không bị ràng buộc pháp lý bởi nội dung trong di chúc.

Do đó, điều kiện “không cho bán” trong bản di chúc khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ thể khác sẽ không có giá trị hiệu lực thi hành. Trên thực tế, cơ quan nhà nước cũng không có cơ chế để kiểm soát hoạt động chuyển nhượng của người thừa kế sau khi di sản được phân chia.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển nhượng đất đai, người thừa kế cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quyền sở hữu đất và thực hiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết để đảm bảo tính pháp lý của giao dịch và tránh xảy ra tranh chấp sau này. Việc tuân thủ pháp luật trong quá trình chuyển nhượng đất đai là một yêu cầu cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai, tham gia giải quyết khiếu nại kiên quan đến bồi thường thu hồi đất,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng|Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

Share

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft