Người dân cần sử dụng và quản lý pháo hoa như thế nào trong dịp Tết Nguyên Đán để không vi phạm pháp luật?

Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 gần đến, nắm bắt nhu cầu mua và sử dụng pháo hoa của người dân, nhiều người đã kinh doanh pháo hoa bằng rất nhiều hình thức trá hình. Hành vi này tiềm ảnh rất nhiều hệ quả tiêu cực cho an toàn tính mạng, sức khỏe, tình hình an ninh, trật tự xã hội và là hành vi vi phạm pháp luật. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của cnclicense để nắm bắt các thông tin và quy định của pháp luật về sử dụng và quản lý pháo một cách hợp pháp và an toàn khi Tết đến, Xuân về nhé!

Pháo hoa là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về khái niệm pháo hoa, pháo hoa nổ như sau:

Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

  • Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
  • + Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
  • + Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.
  • Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
phao-hoa
Ảnh minh họa

 

Bắn pháo hoa ngày Tết có vi phạm pháp luật không?

Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:

1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.”

Mặt khác, đối với việc sử dụng pháo hoa nổ tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:

“1. Tết Nguyên đán

a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.

2. Giỗ Tổ Hùng Vương

a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.

3. Ngày Quốc khánh

a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.

4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.

5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.

6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

Như vậy theo những quy định trên người dân chỉ được sử dụng các loại pháo hoa thông thường trong các dịp Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm, hoạt động văn hóa, nghệ thuật và mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa còn pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ

Loại pháo hoa nào người dân được phép sử dụng trong dịp Tết?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2021/NĐ-CP thì cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị khai trương, ngày kỷ niệm, hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Pháo hoa khác với pháo nổ và pháo hoa nổ, nó chỉ tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian chứ không gây ra tiếng nổ. Bên cạnh đó, khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, loại pháo mà người dân được sử dụng là pháo hoa. Người dân cần có sự phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ để tránh những vi phạm đáng tiếc.

Mua pháo hoa ở đâu mới hợp pháp?

Theo khoản 2, Điều 14 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP thì chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, chỉ có Nhà máy Z121 của Bộ Quốc phòng mới được phép sản xuất pháo hoa. Do đó, dịp Tết Nguyên đán, người dân chỉ được phép mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng tại các cửa hàng bán lẻ và tuyệt đối không được mua pháo của các cơ quan, tổ chức không được phép kinh doanh, các cá nhân hoặc trên các trang mạng xã hội, pháo lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng…

ban-phap-hoa
Ảnh minh họa

Xử phạt đối với những trường hợp sử dụng pháo hoa trái phép

Theo điểm i, khoản 3, điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình:

“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

…”

Trong trường hợp sử dụng pháo hoa trái phép với số lượng lớn và đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, cụ thể:

  • Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội có thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
  • Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội có thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
  • Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội có thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, đối với việc sử dụng pháo nổ to, gây ồn ào, mất trật tự công cộng có thể sẽ bị xử lý theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội gây rối trật tự công cộng:

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Như vậy, trường hợp sử dụng pháo hoa trái phép tại nhà là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật như trên. Người dân cần nắm rõ các quy định và thông tin trên để sử dụng pháo hoa một cách hợp pháp, đón một năm mới an toàn, đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên dịp Tết đến Xuân về.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết của GIẤY PHÉP CNC nếu quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề giải pháp khác như xin các loại giấy phépbạn có thể chỉnh sửa các loại hợp đồng lao động, dân sự, kiểm soát nhanh hợp đồngchỉnh sửa các loại đơn từ, hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đaitham gia giải quyết liên quan đến bồi thường thu hồi đất, … thì cũng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng |Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Hỗ trợ bài viết:

  • Nguyễn Thị Thanh Xuân

Trang web:

• https://cnclicense.com/

• https://hopdongmau.net/

Share

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft