Có được phép chuyển người lao động sang làm một công việc khác so với hợp đồng lao động không?

Vấn đề về điều chuyển người lao động sang làm một công việc khác so với hợp đồng lao động là một trong những vấn đề phổ biến ở các đơn vị sử dụng lao động. Đó là trường hợp mà người lao động đang làm  công việc được thỏa thuận trong hợp đồng nhưng vì một số lý do mà pháp luật cho phép doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động sang làm ở vị trí hoặc công việc khác.

Nội dung chủ yếu của Hợp đồng lao động là gì?

Công việc là một trong những nội dung chủ yếu mà người lao động và người sử dụng lao động phải thỏa thuận với nhau tại thời điểm giao kết Hợp đồng lao động và phải được ghi vào Hợp đồng lao động.

Tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động năm 2019 quy định nội dung của Hợp đồng như sau:

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Khi hợp đồng lao động có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện đúng các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động có những lúc công ty gặp khó khăn bắt buộc phải luân chuyển người lao động sang làm những công việc khác so với hợp đồng lao động.

Chuyển người lao động sang làm công việc khác có được không?
Ảnh minh họa

Công ty được chuyển người lao động sang làm một công việc khác khi nào?

Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động cụ thể như sau:

“Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.”

Như vậy pháp luật Việt Nam cho phép người sử dụng lao động được quyền điều chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động song phải tuân thủ các quy định về căn cứ điều chuyển, thời gian điều chuyển, quyền lợi của người lao động trong thời gian điều chuyển.

Từ quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 cho thấy các căn cứ cho phép người sử dụng lao động được quyền điều chuyển người lao động thường là: khi doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện nước hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Chuyển người lao động sang làm một công việc khác khi nào?
Ảnh minh họa – Nguồn internet

Thời gian điều chuyển là bao lâu?

Thời hạn điều chuyển thường chỉ trong một thời gian nhất định và được tính theo năm. Theo Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được quyền tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm, trường hợp quá 60 ngày thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. Khi tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, NSDLĐ phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

Mức lương đối với công việc mới là bao nhiêu?

Khi chuyển sang làm công việc mới, người lao động được hưởng lương theo công việc mới. Trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu .

Trường hợp người lao động không đồng ý với tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề có được phép chuyển người lao động sang làm một công việc khác so với Hợp đồng lao động không. Nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ hãy liên hệ đến quy định nêu trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn các vấn đề về luật khác thì đừng ngại liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc câu hỏi thắc mắc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng| Cộng sự
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

Trang mạng:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

Khách hàng có thể tham khảo thêm các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tại đây:

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft