Tình huống mà CNC được khách hàng gửi đếnTài sản

01.
NHỜ BẠN GIỮ XE HỘ, MẤT XE PHẢI LÀM SAO?

Vào dịp Tết, vì về quê nên tôi có gửi xe ở nhà bạn thân, sau đó không may nó đã bị trộm mất. Bạn tôi sau đó có báo mất cho tôi và đồng thời đã lập biên bản thừa nhận giữ xe giúp tôi. Trong trường hợp của tôi thì trách nhiệm thuộc về ai? Anh Kiệt ở Bình Dương hỏi.

Nhờ giữ giùm có phải là hợp đồng miệng không?

Việc nhờ giữ xe trong trường hợp trên được giao kết bằng lời nói (hay hợp đồng miệng), đây là một trong các giao dịch dân sự phổ biến, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đây có thể coi hình thức điển hình của một hợp đồng (Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015).

Do đó trong trường hợp này, giữa anh Kiệt và bạn của anh đã hình thành một loại hợp đồng dân sự, cụ thể là hợp đồng gửi giữ tài sản.

Quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản

Đối với Hợp đồng gửi giữ tài sản, căn cứ theo Điều 556 Bộ luật Dân sự 2015, Quyền của bên gửi tài sản được quy định như sau :

“1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

Trong khi đó, theo Điều 557 của Bộ luật Dân sự 2015, Nghĩa vụ của bên giữ tài sản được quy định như sau:

“1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.”

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì người bạn của anh Kiệt có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì đã làm mất xe xủa bạn. Ngoài ra, trong trường hợp trên thì anh Kiệt và bạn là bạn thân nên mức bồi thường có thể do hai bên tự thỏa thuận với nhau, tuy nhiên phải căn cứ vào giá trị thực tế tại thời điểm xảy ra việc mất xe.

02.
GIÁO VIÊN CÓ ĐƯỢC MUA ĐẤT TRỒNG LÚA KHÔNG?

Vợ chồng tôi là giáo viên trung học cơ sở tại tỉnh An Giang. Vợ chồng tôi sau nhiều năm làm lụm thì có dư một số tiền và muốn mua đất để trồng trọt. Biết được nhà ông Thành có nhu cầu bán đất trồng lúa để xây nhà cho con nên vợ chồng tôi đã đến gặp ông Thành và thỏa thuận làm thủ tục mua đất. Tuy nhiên đến ngày ra văn phòng công chứng thì công chứng viên đã từ chối công chứng vì lý do vợ chồng tôi là giáo viên nên không thể mua đất trồng lúa được. Vậy cho tôi hỏi vì vợ chồng tôi là giáo viên nên không thể mua đất trồng lúa là đúng hay sai và vì sao? Chị Thủy ở An Giang hỏi

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP quy định về khái niệm đất trồng lúa như sau: đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật tại điểm a khoản 1 Điều 10 đất trồng lúa là đất nông nghiệp và được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 

Hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng đất trồng lúa.

Pháp luật Việt Nam không cấm các hộ gia đình cũng như cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo quyền sử dụng đất nông nghiệp thuộc về nông dân mà pháp luật Việt Nam đã hạn chế khả năng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Chính vì lẽ đó, pháp luật đã nêu ra một số trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 như sau: 

Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Theo đó, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ đất trồng lúa không được sử dụng hiệu quả hoặc bị bỏ hoang hay chuyển đổi đất không đúng mục đích sử dụng. Qua đó, vợ chồng chị Thủy là giáo viên thuộc diện các cá nhân không tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp vì vậy sẽ không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. 

Xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:

Điều 3. Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp 

2. Các căn cứ  để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp: 

a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.

…”

Như vậy, cá nhân không thuộc đối tượng thường xuyên, đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc hưởng trợ cấp xã hội coi là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Giáo viên là cán bộ, công chức là người được hưởng lương thường xuyên nên không được  nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa những được nhận chuyển nhượng một số loại đất nông nghiệp khác như: Đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối,… 

Do vậy, vợ chồng chị Thủy là giáo viên là cán bộ, công chức người được hưởng lương thường xuyên và là cá nhân không tham gia trực tiếp vào sản xuất trồng lúa nên sẽ không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.

Nếu tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa thì cán bộ, công chức từ ý nhận chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, cán bộ, công chức buộc phải trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng, tặng cho.

03.
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ ĐẤT TRỒNG LÚA KHÔNG?

Ba mẹ chồng tôi ở quê có 3 đứa con trai và 3 đứa con gái. Trước khi qua đời, ông bà có lập di chúc và chia tài sản cho các con của ông bà. Ba mẹ chồng tôi có 6 công đất ruộng và 300 triệu đồng tiết kiệm trước khi chết. Nguyện vọng trong di chúc của ông bà là sẽ chia đều tài sản cho các con ruột của mình. Do vợ chồng tôi là cán bộ công chức nhà nước và được biết thông tin là cán bộ, công chức nhà nước sẽ không được chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa. Vì vậy, tôi có thắc mắc là vợ chồng tôi có thể nhận thừa kế đất trồng lúa từ ba mẹ chồng không? Chị Thủy ở Đồng Tháp hỏi

Cán bộ, công chức nhà nước có được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất không

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 có quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó: 

Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Như vậy, đối với đất trồng lúa thì cá nhân, hộ gia đình nào không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất này.

Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, đối với trường hợp có được đất trồng lúa từ thừa kế thì không bị giới hạn. Vì vậy, trường hợp vợ chồng chị Thủy là cán bộ, công chức nhà nước thì vẫn được thừa kế đất trồng lúa từ bố mẹ.

Thế nào là không trực tiếp sản xuất nông nghiệp để không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:

Điều 3. Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp 

2. Các căn cứ  để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.

…”

Trên đây là những căn cứ để xác định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nếu không thuộc những trường hợp này thì sẽ xác định là không trực tiếp sản xuất nông nghiệp và không thể nhận chuyển nhượng cũng như nhận tặng cho đất trồng lúa theo quy định pháp luật. 

Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:

– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).

– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

Vì ba mẹ chồng chị Thủy chết có để lại di chúc vì vậy các con của ông bà sẽ được nhận thừa kế dựa theo di chúc.

Tóm lại, việc vợ chồng chị Thủy là cán bộ, công chức nhà nước thuộc đối tượng không được phép nhận chuyển chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cấm về việc nhận thừa kế đất trồng lúa nên vợ chồng anh chị vẫn được nhận thừa kế. Và số di sản vợ chồng anh chị sẽ được nhận sẽ dựa theo những quy định của di chúc.

04.
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VỀ HƯU CÓ ĐƯỢC MUA ĐẤT LÚA KHÔNG?

Vợ chồng tôi là cán bộ, công chức nhà nước nay đã về hưu và đang được hưởng lương hưu hằng tháng. Vì sức khỏe còn tốt nên chúng tôi có ý định về quê mua đất và chăn nuôi. Do đã tham khảo và tìm được mảnh đất như mong muốn nên chúng tôi đã hẹn chủ đất ngày lên văn phòng công chứng lập giấy tờ. Tuy nhiên, công chứng viên đã từ chối yêu cầu công chứng giao dịch chuyển quyền sử dụng đất của chúng tôi vì lý do vợ chồng tôi là cán bộ, công chức. Vậy cho tôi hỏi cán bộ, công chức thì không được mua đất trồng lúa có đúng quy định pháp luật không? Vợ chồng bà Hân ở Ninh Bình hỏi.

Cán bộ, công chức đã nghỉ hữu bị hạn chế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 có quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó: 

Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”

Theo như quy định trê, cá nhận không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu và không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa và không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Thế nào là không trực tiếp sản xuất nông nghiệp để không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:

“Điều 3. Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp 

2. Các căn cứ  để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.

…”

Qua quy định trên thì chúng ta có thể xác định được các cá nhân có thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Và trong trường hợp ông bà Hân là cán bộ, công chức đã nghỉ hưu được hưởng trợ cấp xã hội nên được xác định là cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Và nếu vợ chồng bà Hân tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa thì cán bộ, công chức từ ý nhận chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, cán bộ, công chức buộc phải trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng, tặng cho.

05.
ĐỦ BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN MUA XE MÁY

Nhân dịp sinh nhật 16 tuổi bà nội có tặng cho em một chiếc xe Vision 2023 để thuận tiện cho việc di chuyển đến trường. Nhưng em nghe mọi người nói vì chưa đủ 18 tuổi nên em sẽ chưa đủ điều kiện để lái và đứng tên xe. Cho em hỏi em có phải đợi đến khi đủ 18 tuổi mới được đứng tên mua xe không? Em Tiên ở Vĩnh Long hỏi

Chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên mua xe máy hay không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 21. Người chưa thành niên

  1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
  2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Theo đó đổi với các giao dịch dân sự của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng kí và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện pháp luật đồng ý. Trong đó người đại diện theo pháp luật có thể là : ba, mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ,…

Bên cạnh đó, xe máy là động sản phải đăng ký, cho nên bạn 16 tuổi chưa thể tự mình mua xe máy được. Tuy nhiên, bạn sẽ được quyền đứng tên trên chiếc xe nhưng việc mua xe này phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

16 tuổi có được điều khiên xe máy hay không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 59. Giấy phép lái xe

1.Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

2.Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3đến dưới 175 cm3;

b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

… ”

Bên cạnh đó, tại điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định:

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

  1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

…”

Xe máy thuộc dạng có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 cho nên buộc phải có giấy phép lái xe hạng A1, theo quy định trên thì người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự. Vì vậy, bạn Tiên 16  tuổi chưa đủ độ tuổi để thi giấy phép lái xe cho nên không thể điều khiển được xe máy. Trong trường hợp, bạn cố tình điều khiển xe máy và bị cảnh sát giao thông bắt gặp sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tóm lại, trong trường hợp này bạn Tiên sẽ được đứng tên xe máy tuy nhiên vì chưa đủ tuổi để điều khiển xe máy và thi giấy phép lái xe nên bạn không được phép lái xe.

06.
ĐỦ BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN MUA XE MÁY
07.
08.
Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft