Vay tiền là quan hệ dân sự không còn quá xa lạ đối với chúng ta. “Có vay thì phải trả” đó là điều tất nhiên, thế nhưng trong một số trường hợp, người vay tiền đột ngột qua đời khi chưa trả hoặc trả chưa hết nợ. Vậy khi người vay tiền chết, chủ nợ (người cho vay) có đòi lại được tiền cho vay hay không và khởi kiện đòi tiền ai trong trường hợp này? Thực tế, có rất nhiều chủ nợ không lường trước được nên khá bối rối khi người vay không may qua đời mà chưa trả hết khoản vay cho mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Hợp đồng vay tiền là gì?
Tại Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Do đó, hợp đồng vay tiền là một dạng của hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay đúng số tiền và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Nghĩa vụ của bên vay tiền được quy định như thế nào?
Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, bên vay tiền có nghĩa vụ phải trả đủ tiền cho bên cho vay khi đến hạn theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nếu bên vay và bên cho vay có thoả thuận về việc trả lãi khi quá hạn không trả hoặc không trả đủ khi đến hạn thì được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, nếu trong hợp đồng vay tiền có các quy định khác liên quan đến việc không có khả năng trả nợ khi đến hạn thì các bên thực hiện theo thỏa thuận đó, tuy nhiên phải tuân thủ quy định của pháp luật.
Người vay tiền đã chết thì chủ nợ có quyền đòi tiền hay không và khởi kiện đòi tiền ai?
Căn cứ Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Theo quy định trên thì khi người vay tiền chết, những người hưởng thừa kế của người vay tiền có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do đó, trong trường hợp này để trả lời cho câu hỏi “chủ nợ có đòi lại được tiền hay không?” thì có hai trường hợp:
Trường hợp 1: Người vay tiền đã chết có di sản để lại cho những người thừa kế
Trường hợp nếu người vay tiền đã chết có di sản để lại cho những người thừa kế, chủ nợ có quyền yêu cầu những người thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay này. Nếu người vay tiền chết có để lại di chúc thì người được hưởng di sản theo di chúc có trách nhiệm trả nợ cho chủ nợ. Nếu không để lại di chúc thì việc chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo pháp luật và những người thừa kế theo pháp luật có trách nhiệm trả nợ cho chủ nợ thay cho người vay tiền đã mất đó.
Sau khi mở thừa kế, những người thừa kế thỏa thuận phân chia di sản và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người để lại di sản theo nguyên tắc những người thừa kế hưởng bao nhiêu phần di sản thì phải thực hiện bấy nhiêu phần nghĩa vụ của người để lại thừa kế. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Trong trường hợp này, nếu số tiền cho vay ít hơn giá trị di sản thừa kế người vay tiền để lại, chủ nợ sẽ đòi lại được đủ số tiền đã cho vay theo hợp đồng. Nếu số tiền cho vay nhiều hơn giá trị di sản thừa kế, chủ nợ chỉ đòi lại được số tiền bằng với giá trị của di sản thừa kế, số tiền còn thiếu thì không được yêu cầu những người thừa kế phải trả.
Trường hợp 2: Người vay tiền đã chết không có di sản để lại
Trường hợp nếu người vay tiền đã chết không để lại di sản (không có tài sản riêng, tài sản chung với người khác) thì hợp đồng vay tiền sẽ chấm dứt theo quy định, chủ nợ sẽ không đòi lại được số tiền cho vay từ những người thừa kế của người chết.
Lưu ý: Các nghĩa vụ về tài sản của người chết sẽ được thực hiện theo thứ tự theo quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2015. Điều này có nghĩa là, trong trường hợp tài sản của người chết để lại đã dùng hết để thực hiện các nghĩa vụ trước đó thì những người thừa kế không có nghĩa vụ phải trả tiền mà người chết đã vay.
Như vậy, khi người vay tiền đột ngột qua đời thì chủ nợ có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu những người thừa kế của người đó có nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản của người mất để lại, trừ trường hợp trong hợp đồng vay tiền thỏa thuận nghĩa vụ trả tiền phải do chính người vay trả hoặc có thoả thuận khác.
Người thừa kế có quyền từ chối nghĩa vụ trả nợ cho người vay tiền đã chết hay không?
Theo như trình bày ở trên, trường hợp nếu người vay tiền đã chết có di sản để lại cho những người thừa kế, chủ nợ có quyền yêu cầu những người thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay này trong phạm vi tài sản người vay tiền chết để lại.
Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế không được quyền từ chối nhận di sản trong trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Do đó, khi người vay tiền chết, người thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản thừa kế được hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người cho vay.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế trả nợ cho người vay tiền đã chết
Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế có quy định như sau: “3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc thời điểm được Tòa án xác định trên bản án/quyết định khi tuyên bố người đó chết. Từ thời điểm này, người có quyền liên quan đến tài sản của người chết có quyền yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ của người chết trong thời hạn 03 năm.
Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Như vậy, thời hiệu để chủ nợ có thể yêu cầu người thừa kế trả nợ nếu người vay tiền chết có để lại tài sản là 3 năm, kể từ ngày người vay tiền chết hoặc ngày chết do Tòa án tuyên bố người vay tiền chết. Trường hợp những người thừa kế này không thực hiện yêu cầu thì có thể khởi kiện những người này ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu cầu người thừa kế này thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Để hiểu rõ hơn cũng như giải đáp các thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được được hỗ trợ kịp thời nhé!
Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của GIẤY PHÉP CNC nếu quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề giải pháp khác như xin các loại giấy phép, bạn có thể chỉnh sửa các loại hợp đồng lao động, dân sự, kiểm soát nhanh hợp đồng, chỉnh sửa các loại đơn từ, hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai, tham gia giải quyết liên quan đến bồi thường thu hồi đất, … thì cũng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc.
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (84) 28-6276 9900
- Đường dây nóng: (84) 916-545-618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Trần Văn Thăng |Luật sư thành viên
- Điện thoại: (+84) 909 642 658
- Email: thang.tran@cnccounsel.com
hoặc
- Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
- Điện thoại: (84) 387 959 777
- Email: giang.nguyen@cnccounsel.com
Hỗ trợ bài viết:
- Nguyễn Thị Thanh Xuân
Trang web: