Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng theo quy định pháp luật

Vợ, chồng là những chủ thể có mối liên kết đặc biệt, do đó trong nhiều trường hợp vợ hoặc chồng đơn phương xác lập một giao dịch dân sự thì người còn lại vẫn có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với giao dịch dân sự đó. Đặc biệt trong đó phải kể đến là giao dịch vay. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, CNC License xin mời Quý độc giả cũng xem bài viết dưới đây.

Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng theo quy định pháp luật
ảnh minh họa

Quy định pháp luật về trách nhiệm liên đới của vợ chồng

Điều 27 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định trách nhiệm liên đới của vợ chồng như sau:

“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

  1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Như vậy, trách nhiệm liên đới của vợ chồng được đặt ra đối với các giao dịch do một bên thực hiện và với các nghĩa vụ tài sản theo luật định.

Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với các giao dịch do một bên thực hiện

Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng theo quy định pháp luật
ảnh minh họa

Theo khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định “1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.” Như vậy các giao dịch được xác lập bởi một bên mà người còn lại phải chịu trách nhiệm liên đới bao gồm:

  1. Các giao dịch mà vợ, chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2014);
  2. Các giao dịch mà theo quy định pháp luật vợ, chồng được đại diện xác lập bao gồm:

– Các giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật  phải có sự đồng ý của cả hai (Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014): Các giao dịch phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng gồm: giao dịch liên quan đến nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng, giao dịch về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng, giao dịch liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình. Khi đó, vợ hoặc chồng có quyền đại diện để xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch nếu có sự đồng ý của người còn lại. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó phải do cả hai vợ chồng cùng có trách nhiệm liên đới thực hiện VD nghĩa vụ thanh toán…

– Các giao dịch do vợ chồng kinh doanh chung (Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình 2014): Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định khác. Hai vợ chồng cùng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba trong quan hệ tài sản.

– Các giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng (Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình 2014): Mặc dù trên giấy chứng nhận chỉ ghi tên một người nhưng do đây là tài sản chung của cả hai vợ chồng và có giá trị lớn như nhà đất, động sản phải đăng ký nên các giao dịch liên quan đến các tài sản này đều do hai vợ chồng cùng chịu trách nhiệm.

Trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong việc thực hiện những nghĩa vụ chung về tài sản

Tại Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

  1. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  5. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, nếu rơi vào các trường hợp trên thì vợ, chồng phải có trách nhiệm liên đới cùng người đã xác lập giao dịch thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch. Chẳng hạn, trong trường hợp vợ, chồng xác lập giao dịch vay với mục đích là nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì người chồng/ vợ còn lại cũng phải có trách nhiệm trả nợ đối với khoản vay đó. Cụ thể như sau:

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm

Vợ chồng phải chịu trách nhiệm chung về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phát sinh trong thời kỳ hôn nhân trong những trường hợp:

  • Vợ chồng cùng là người có hành vi gây ra thiệt hại: Hành vi gây thiệt hại do cả hai vợ chồng cùng gây ra hoặc hành vi hành vi do một bên gây ra do thực hiện nghĩa vụ chung của gia đình (dù với lỗi cố ý hay vô ý). Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu vợ chồng hoặc chỉ một bên vợ, chồng là người gây thiệt hại phải bồi thường. Vợ chồng có trách nhiệm sử dụng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
  • Thiệt hại do tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng gây ra: Trường hợp tài sản chung của vợ chồng là những nguồn nguy hiểm cao độ như nhà máy, phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện…. gây ra hoặc các tài sản chung khác gây thiệt hại thì vợ chồng với tư cách là chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người bị thiệt hại gây ra lỗi VD trường hợp cây cối là tài sản chung của vợ chồng bị ngã đổ gây thiệt hại cho người đi đường…
  • Bồi thường thiệt hại do con gây ra: Theo Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 74 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra trong các trường hợp: Khi con dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại; Khi con từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình; Khi cha mẹ là người giám hộ cho con mà con gây thiệt hại, nếu tài sản của con không đủ thực hiện nghĩa vụ và cha mẹ không chứng minh được mình không có lỗi. Con gây ra thiệt hại được xác định bao gồm cả con đẻ và con nuôi. Nếu con gây ra thiệt hại là con riêng của vợ hoặc chồng nhưng đang cùng sống chung với cha dượng hoặc mẹ kế thì những người này vẫn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cùng với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của con.

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

Đó có thể là trường hợp vợ hoặc chồng tu sửa, cải tạo, duy trì, bảo dưỡng, sữa chữa, hủy bỏ hay những hành vi làm tăng giá trị của tài sản chung VD người vợ vay tiền để cải tạo nhà là tài sản chung của vợ chồng thì người chồng cũng phải có trách nhiệm liên đới với vợ mình đối với nghĩa vụ trả tiền vay hay nghĩa vụ đóng thuế hằng năm hay vận chuyển, tiêu hủy đồ đạc bị hư hỏng….

Xác định nhu cầu thiết yếu của gia đình như thế nào?

Khái niệm nhu cầu thiết yếu của gia đình được định nghĩa cụ thể tại khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

20. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

Một số ví dụ thực tế về “nhu cầu thiết yếu của gia đình” đó là vay tiền khám/ chữa bệnh cho con, mua đồ ăn, đóng học phí… Do đó, khi thực hiện các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì dù bên còn lại không biết hoặc biết mà không đồng ý vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu vợ/ chồng tự ý định đoạt các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu cho gia đình thì dù có nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vẫn không làm phát sinh nghĩa vụ chung về tài sản vợ, chồng

Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình

Trên thực tế nhiều gia đình sử dụng tài sản riêng của mình để phục vụ cho đời sống gia đình, và chính tài sản đó là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình VD nhà là tài sản riêng của vợ hoặc chồng được dùng làm chỗ ở chung của cả gia đình hay nhà đó được dùng để kinh doanh, sử dụng, cho thuê… nhằm tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình Trong trường hợp vợ hoặc chồng sử dụng các tài sản này mà có phát sinh nghĩa vụ về tài sản VD bồi thường thiệt hại, sửa chữa, cải tạo… thì người còn lại cũng có nghĩa vụ liên đới thực hiện các nghĩa vụ tài sản đó.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết của GIẤY PHÉP CNC nếu quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề giải pháp khác như xin các loại giấy phépbạn có thể chỉnh sửa các loại hợp đồng lao động, dân sự, kiểm soát nhanh hợp đồngchỉnh sửa các loại đơn từ, hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đaitham gia giải quyết liên quan đến bồi thường thu hồi đất, … thì cũng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng |Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Hỗ trợ bài viết:

  • Trần Thị Thanh Phương

Trang web:

• https://cnclicense.com/

• https://hopdongmau.net/

• https://cnccounsel.com/

Share

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft