Thứ nhất, về nội dung vụ đại án Vạn Thịnh Phát
Ngày 17/11/2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố đối với 86 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.
Trong 86 bị can, bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị đề nghị truy tố với 3 tội danh: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.
Trong nhóm cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, bị can Đỗ Thị Nhàn là cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II – NHNN, bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ. Bị can Nguyễn Văn Hưng – cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN – bị đề nghị tội Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ.
Bị can Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Công ty Văn Lang và Công ty Capella, bị đề nghị truy tố tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Các bị can khác bị cáo buộc các tội danh: Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng chú ý, 7 bị can là cựu lãnh đạo SCB vẫn đang bị Bộ Công an truy nã.
Thứ hai, về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản tinh vi của bà Trương Mỹ Lan
Theo kết luận, trong quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát” với hơn 1.000 doanh nghiệp, chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, gồm: nhóm định chế tài chính, nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhóm các công ty “ma’’ tại Việt Nam và mạng lưới công ty tại nước ngoài.
Trong nhóm định chế tài chính, SCB có vai trò đặc biệt quan trọng, được bị can Trương Mỹ Lan sử dụng như một công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong hệ sinh thái. Mọi hoạt động của ngân hàng này đều cơ bản phục vụ cho hoạt động của bà Trương Mỹ Lan.
Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát”, bị can Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần rồi thao túng.
Từ tháng 12-2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Sau khi 3 ngân hàng trên hợp nhất thành ngân hàng SCB, thì bị can Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ người đứng tên nắm giữ hơn 85% cổ phần của ngân hàng này. Cũng với thủ đoạn nhờ người đứng tên, nữ doanh nhân đã mua cổ phần và tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại đây lên hơn 91% vào ngày 1-1-2018.
Bằng cách nắm quyền chi phối, bà Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân tin tưởng, thân tín đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vào các vị trí chủ chốt của SCB. Những người này đều nghe theo chỉ đạo của bà Lan và được trả lương cao, từ 200 – 500 triệu đồng/tháng.
Về hoạt động của SCB, đáng chú ý, ngân hàng này được sử dụng như “một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức”. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, SCB lại chủ yếu phục vụ mục đích cá nhân của bà Trương Mỹ Lan.
Kết quả điều tra xác định từ ngày 01/01/2012 – ngày 07/10/2022 SCB đã cho vay, giải ngân cho 1.366 khách hàng, trong đó có 2.500 khoản vay liên quan trách nhiệm của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm với tổng số tiền 1.066.608 tỷ đồng. Đến ngày 17/10/2022, các khoản vay tại SCB còn dư nợ hơn 677.286 tỷ đồng đều thuộc nhóm không có khả năng thu hồi. Riêng dư nợ gốc các khoản vay của bị can Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của hơn 23.000 khoản vay còn dư nợ tại SCB.
Cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ rõ thủ đoạn được nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng để vay tiền SCB gồm: tạo lập khách hàng vay vốn khống; thuê hoặc nhờ người đứng tên tài sản; tạo lập hồ sơ vay khống; đưa ra tài sản bảo đảm được định giá trị để tạo hồ sơ đúng quy định nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thực chất là để “rút ruột” ngân hàng. Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan – Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và hợp thức hóa sau.
Để bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện được hành vi rút tiền, chiếm đoạt tiền từ SCB thông qua thủ đoạn vay, còn có sự tiếp tay của các đối tượng tại các công ty thẩm định giá. Lãnh đạo, nhân viên các công ty này không thực hiện công tác thẩm định nhưng đã phát hành các chứng thư thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của SCB để thông đồng, hợp thức thủ tục vay vốn, nâng khống giá trị tài sản.
Theo quy trình thông thường, ngân hàng chỉ giải ngân khi đã hoàn thiện thủ tục pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm. Nhưng thực tế, 1.284 khoản vay của bị can Lan còn dư nợ chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân; số còn lại có tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản.
Kết quả xác minh hồ sơ vay vốn 1.284 khoản vay nói trên tại SCB cho thấy có 201 khoản vay, hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Các khoản vay này giải ngân hơn 10.000 tỉ, đến nay tổng dư nợ 11.600 tỉ.
Cơ quan điều tra xác định, từ ngày 09/02/2018 đến 07/10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rồi rút tiền, chiếm đoạt của SCB 415.666 tỷ đồng, đến nay không trả được. Do có khoản vay được bảo đảm hơn 111.570 tỷ đồng nên cơ quan điều tra xác định Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt của SCB hơn 304.096 tỷ đồng.
Thứ ba, cán bộ nhận quà để bao che cho hành vi vi phạm.
Để che giấu thực trạng tài chính yếu kém và các sai phạm này, bà Trương Mỹ Lan đã gặp, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn – trưởng đoàn thanh tra hoạt động ngân hàng này. Đồng thời, chỉ đạo cấp dưới tiếp xúc, đặt vấn đề đưa tiền, quà bồi dưỡng cho các thành viên đoàn thanh tra.
Theo kết luận, từ tháng 4/2016 đến ngày 01/10/2018 Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN Nguyễn Văn Hưng đã nhiều lần nhận quà tổng cộng 390.000 USD (tương đương 8,7 tỷ đồng) từ lãnh đạo SCB. Bị can Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ từ SCB cao nhất trong vụ án, với số tiền lên đến 5,2 triệu USD (tương đương hơn 118 tỷ đồng). Các thành viên đoàn thanh tra nhận tiền cuat SCB từ 1000 – 21.000 USD cùng nhiều lợi ích vật chất khác.
Hơn nữa, khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, “đại gia” Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Công ty Văn Lang và Công ty Capella đã chỉ đạo xóa bỏ quyền sở hữu của bà tại Công ty Văn Lang để chiếm đoạt số tiền 40 triệu USD (tương đương 1.000 tỷ đồng).
Trên đây, là toàn cảnh chúng tôi đã tóm tắt nội dung đại án vạn thịnh phát: thủ đoạn của bà trương mỹ lan chiếm đoạt hơn 01 triệu tỷ đồng từ ngân hàng SCB dựa trên kết luận điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu có những diễn biến tiếp theo của vụ án, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật trong những bài viêt sau, kính mời anh chị và các bạn cùng theo dõi nhé.
Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (84) 28-6276 9900
- Đường dây nóng: (84) 916-545-618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Trần Văn Thăng|Luật sư thành viên
- Điện thoại: (+84) 909 642 658
- Email: thang.tran@cnccounsel.com
hoặc
- Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
- Điện thoại: (84) 387 959 777
- Email: giang.nguyen@cnccounsel.com
Hỗ trợ bài viết:
Cộng sự:
- Nguyễn Thị Ngọc Trang
- Bùi Thị Như
Website: