Hiện nay, đang có nhiều người quan tâm, chú ý đến loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần. Nhưng không phải ai cũng biết những điều kiện để thành lập, cũng như những trình tự thủ tục để thành lập loại hình doanh nghiệp này. Vì vậy, bài viết dưới đây phần nào sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc thành lập công ty cổ phần nhé.
Định nghĩa công ty cổ phần?
Công ty cổ phần là một pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập với chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty cổ phần được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Công ty cổ phần có ít nhất 3 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức và không giới hạn số lượng cố đông tối đa. Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
Công ty cổ phần có những đặc điểm gì
Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện một công ty cổ phần thông qua những đặc điểm sau:
- Theo điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 thì một công ty cổ phần sẽ phải có ít nhất 3 cổ đông.
- Công ty đó có khả năng huy động vốn linh hoạt. So với những loại hình công ty khác thì công ty cổ phần có khả năng huy động vốn có thể nói dễ dàng và linh hoạt hơn. Bởi công ty được phép ban hành các loại chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu,….
- Cũng theo khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp quy định “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho người khác không phải là cổ đông sáng lập phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận”.
- Và khoản 3 Điều 116 quy định rằng: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”.
- Công ty cổ phần được phép đăng ký kinh doanh bất kỳ các ngành nghề nào mà pháp luật về DN không cấm.
- Tất cả các cổ đông tham gia góp vốn xây dựng công ty đều có trách nhiệm và nghĩa vụ về tất cả các khoản nợ, tài sản trong phạm vi số vốn đã đóng góp.
Thành lập công ty cổ phần có ưu và nhược điểm gì
Trước khi thành lập bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, bạn phải xác định được các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp. Xác định được loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập, số vốn góp phù hợp với mục đích kinh doanh, ngành nghề doanh nghiệp muốn hoạt động…
Sau đây là các ưu, nhược điểm của công ty cổ phần, từ đó giúp cho bạn một phần xem xét công ty cổ phần có phải là sự lựa chọn phù hợp cho các định hướng phát triển.
Ưu điểm
– Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phần. Nhờ đó công ty cổ phần dễ dàng huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân khác.
– Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
– Không giới hạn số lượng cổ đông tham gia trong công ty cổ phần.
– Được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán.
Nhược điểm
– Để có thể thành lập được công ty cần phải có ít nhất 3 cổ đông.
– Số lượng công ty không bị giới hạn, nên trong một số trường hợp nếu công ty có quá nhiều cổ đông sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý, điều hành công ty.
– Khả năng bảo mật trong kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông ở các cuộc họp thường niên.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, các cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập công ty cổ phần cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
– CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân là người đại diện theo pháp luật của công ty
– CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân là cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
– Giấy chứng nhận thành lập, quyết định thành lập của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
– CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn băn cử người đại diện theo ủy quyền
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)
Những điều kiện để thành lập công ty cổ phần
Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần cũng có những điều kiện nhất định.
1. Chủ thể hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là 03 cổ đông. Cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân và không thuộc các trường hợp không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp.
2. Tên Công ty Cổ phần
Đây là điều kiện tiếp theo của việc thành lập công ty cổ phần mà người có nhu cầu thành lập phải đáp ứng.
– Tên doanh nghiệp phải được viết là “Công ty cổ phần” hoặc “Công ty CP” + Tên riêng của doanh nghiệp.
– Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký.
Vì vậy, trước khi thành lập công ty, bạn nên đưa ra một vài cái tên cho doanh nghiệp. Từ đó tiến hành tra cứu, lựa chọn tên doanh nghiệp phù hợp mà không mất quá nhiều thời gian.
3. Điều kiện về ngành nghề, lĩnh vực tiến hành kinh doanh
Điều kiện ngành, nghề kinh doanh còn tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà công ty đó mong muốn. Doanh nghiệp được tự do kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà luật không cấm.
Tuy nhiên, với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải thỏa mãn các điền kiện về vốn đăng ký, chủ thể quản lý, chứng chỉ hành nghề, địa điểm thực hiện … thì mới có thể hoạt động, kinh doanh được.
4. Trụ sở công ty
Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể.
5. Vốn thành lập công ty cổ phần
Điều thứ 3 bạn cần phải xác định đó chính là vốn điều lệ. Cũng như vốn pháp định của công ty có đáp ứng đủ hay không?
Phần vốn pháp định được hiểu là mức vốn thấp nhất. Nó áp dụng cho các ngành nghề kinh doanh với điều kiện nhất định.
Còn vốn điều lệ phải cam kết đóng thời gian nhất định. Và được quy định rõ trong điều lệ công ty.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trên đây là những thông tin về việc thành lập công ty cổ phần. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những hiểu biết sâu sắc về hoạt động doanh nghiệp của các tổ chức DN Nhà nước. Đây cũng là điều kiện để các chủ đầu tư, DN cho bản thân những định hướng lâu dài.
Nếu bạn đang muốn thành lập công ty cổ phần, hay còn đang có những thắc mắc, câu hỏi nào cần giải đáp vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84) 28-6276 9900
Hot line: (84) 916-545-618
Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
Điện thoại: (+84) 916 545 618
Email: hung.le@cnccounsel.com
Hoặc
Trợ lý Luật sư Trần Thị Thanh
Điện thoại: (84) 981 317 539
Email: thanh.tran@cnccounsel.com
Website: