Mất xe nhưng không có phiếu giữ xe, giải quyết thế nào?
Thông thường khi thực hiện việc gửi giữ xe, nhân viên giữ xe sẽ giao cho người gửi xe vé giữ xe (bằng thẻ từ hoặc bằng giấy). Vé giữ xe được xem như một căn cứ để chứng minh có tồn tại một hợp đồng gửi giữ xe giữa người gửi xe và người giữ xe. Tuy nhiên, cũng có một vài địa điểm như quán café, quán ăn, shop quần áo, hoặc nhà sách… khi bạn đến có nhân viên giữ xe nhưng không có vé giữ xe và không đưa vé giữ xe cho bạn. Vậy trong trường hợp không may bị mất xe thì liệu người gửi xe có được bồi thường không?
Có được yêu cầu bồi thường khi bị mất xe mà không có phiếu giữ xe?
Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015: “hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
Như vậy, thông thường khi gửi xe, tấm vé gửi xe được xem như là một hợp đồng dân sự chứng minh cho việc bên giữ xe và bên gửi xe có xác lập một giao dịch dân sự, theo đó các bên sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Bên giữ xe phải có trách nhiệm trông giữ xe cho bên gửi xe và bên gửi xe phải có trách nhiệm trả một khoản thù lao cho bên nhận gửi. Nếu không may bên giữ xe để mất xe thì phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi xe theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự thì: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Như vậy, BLDS không quy định hợp đồng gửi giữ phải lập thành văn bản, việc gửi xe có người trông xe nhưng không đưa vé được coi là giữa hai bên đã xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Việc giao kèo miệng hoặc hành vi cụ thể (ví dụ như người giữ xe nói với bạn không cần phải lấy vé giữ xe, chỉ cho bạn chỗ để xe…) thì cũng được xem là giữa bên giữ xe và bên gửi xe đã xác lập một giao dịch dân sự. Do đó, khi không may xảy ra việc mất xe, người gửi xe có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại Khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể theo Khoản 2 Điều 556 quy định: “2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Do đó, nếu trong trường hợp người trông giữ xe thừa nhận bạn có gửi xe và có xảy ra việc mất xe thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, điều khó ở đây là có những trường hợp người giữ xe sẽ không thừa nhận việc đã nhận giữ xe của bạn. Do đó, trong những trường hợp này bạn phải chứng minh được bạn có gửi xe và bên giữ xe có nhận giữ xe của bạn (có thể xem camera, tìm người làm chứng…) thì mới có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại được.
Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị mất xe?
Theo quy định tại Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015: “cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Do đó, khi nơi nhận giữ xe làm mất xe mà không do lỗi của người gửi xe và không rơi vào trường hợp bất khả kháng, thì người gửi xe có quyền yêu cầu chủ quán ăn, quán cafe, shop quần áo, chủ nhà sách… bồi thường thiệt hại. Còn chủ của nhà hàng, quán cafe, shop quần áo, chủ nhà sách… có quyền yêu cầu bảo vệ trông giữ xe bồi thường lại số tiền thiệt hại phát sinh do nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng.
KIẾN NGHỊ HƯỞNG XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ MẤT XE
- Người bị mất xe và chủ quán, người giữ xe nên phối hợp với cơ quan công an để thông báo về việc mất trộm xe để trợ giúp cơ quan công an tìm ra kẻ phạm tội và nhanh chóng lấy lại xe.
- Hai bên thỏa thuận với nhau về một mức hỗ trợ hợp lý (nếu có thể).
- Nếu không thỏa thuận được thì anh/chị và các bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu chủ quán/chủ tiệm bồi thường thiệt hại. Và phải nộp kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho từng trường hợp cụ thể.
Nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ liên quan đến quy định nêu trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn, hỗ trợ soạn đơn từ (đơn khởi kiện, đơn tố cáo,…), hợp đồng gửi giữ tài sản,… hoặc các vấn đề về luật khác như khai nhận di sản thừa kế, cập nhật đăng bộ sang tên, thành lập công ty, giải thể công ty,… thì đừng ngại liên hệ với CNClicense theo thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (84) 28-6276 9900
- Đường dây nóng: (84) 916-545-618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Trần Văn Thăng| Luật sư thành viên
- Điện thoại: (+84) 909 642 658
- Email: thang.tran@cnccounsel.com
hoặc
- Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
- Điện thoại: (84) 387 959 777
- Email: giang.nguyen@cnccounsel.com
Trang mạng: