Thuật ngữ nơi cư trú, thường trú, tạm trú thường được thấy ở các thông tin cá nhân tại các văn bản làm việc với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này với nhau gây nên việc thực hiện pháp luật không đứng quy định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ các thuật ngữ này.
Thường trú, tạm trú, lưu trú phân biệt như thế nào?
Căn cứ vào Luật Cư trú và các văn bản pháp luật liên quan mà chúng ta có thể phân biệt như sau
Khái niệm |
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã Nơi cư trú gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. |
||
Thường trú | Tạm trú | Lưu trú | |
Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú |
Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú |
Là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày |
|
Bản chất |
Sinh sống thường xuyên, lâu dài chủ yếu tại nơi Jở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ |
Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn |
Nghỉ lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi… trong thời gian ngắn |
Thời hạn cư trú |
Không có thời hạn |
– Có thời hạn, tối đa 02 năm |
Thời hạn ngắn, dưới 30 ngày, mang tính nhất thời |
Nơi đăng ký cư trú |
– Công an xã, phường, thị trấn; – Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã |
– Công an xã, phường, thị trấn; – Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã |
– Công an xã, phường, thị trấn; – Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã |
Điều kiện đăng ký |
Thuộc một trong các trường hợp sau: – Có chỗ ở hợp pháp; – Nhập hộ khẩu về nhà người thân – Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ – Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở – Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội – Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động |
Đáp ứng 02 điều kiện: – Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập – Công dân không được đăng ký tạm trú tại chỗ ở |
– Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định điểm nhất định không phải nơi thường trú – Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú |
Thời hạn thực hiện |
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú |
– Không quy định. |
Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú trước 8h ngày hôm sau |
Kết quả đăng ký |
Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú |
Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú |
Được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú |
Mức phạt nếu vi phạm |
100.000 – 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) |
Như vậy, có thể hiểu đơn giản như sau:
– Cư trú gồm nơi thường trú và tạm trú;
– Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài không có thời hạn;
– Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn ngoài nơi thường trú;
– Lưu trú là nơi ở trong thời hạn rất ngắn mang tính nhất thời.
Thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú
Thủ tục đăng ký thường trú
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Thủ tục đăng ký tạm trú
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Thủ tục thông báo lưu trú
Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc Cách phân biệt nơi thường trú, tạm trú, lưu trú . Để được hổ trợ hoặc có vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
- Hot line: (+84) 916 545 618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
- Điện thoại: (+84) 916 545 618
- Email: hung.le@cnccounsel.com
Hoặc
- Trợ lý Luật sư Trần Thị Thanh
- Điện thoại: (+84) 981 317 539
- Email: thanh.tran@cnccounsel.com
Website: