Sau khi kết hôn nhiều cặp vợ chồng còn lúng túng trong việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vấn đề xác định tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có ý nghĩa rất lớn khi chẳng may có tranh chấp tài sản giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa vợ chồng với người thứ ba nào đó liên quan đến thực hiện nghĩa vụ tài sản riêng. Hoặc đơn giản hơn là việc vợ chồng muốn xác định tài sản chung, tài sản riêng để có cơ sở thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân hoặc thường gặp nhất là để giải quyết vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Vậy căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Cnclicense nhé ạ.
Căn cứ vào thời điểm phát sinh tài sản
Theo quy định tại Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. Như vậy có thể hiểu trước khi kết hôn mỗi bên vợ chồng có quyền tham gia các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội để tạo ra của cải vật chật nhằm đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống. Các hoạt động tạo ra thu nhập này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Và tất nhiên trước khi kết hôn giữa họ chưa có một sự ràng buộc pháp lý nào do đó tài sản của mỗi bên có được trước khi kết hôn là tài sản riêng của họ. Xét về bản chất kinh tế và bản chất pháp lý thì việc quy định tài sản riêng dựa vào thời điểm phát sinh tài sản là hoàn toàn phù hợp và công bằng. Bởi vì tài sản có được trước khi kết hôn là tài sản mà vợ, chồng có được từ chính sức lao động của mình tạo nên và không chịu sự tác động bởi tính chất cộng động là đời sống hôn nhân. Quy định này không những phù hợp với thực tiễn cuộc sống ở Việt Nam mà còn phù hợp với quy định của các nước trên thế giới. Cụ thể tài sản có trước khi hôn là tài sản riêng của vợ chồng được thừa nhận tại Điều 762 BLDS Nhật Bản và Điều 1405 BLDS Pháp.
Dựa vào nguồn gốc của tài sản
Dựa vào nguồn gốc của tài sản thì tài sản riêng của vợ chồng bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Đây là những tài sản mà vợ chồng được chủ sở hữu tài sản thể hiện ý chí chuyển giao quyền sở hữu cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng. Chủ tài sản là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của mình cho bất kỳ người nào mà mình muốn chuyển giao và ý chí này cần được tôn trọng. Do đó khi cha mẹ hoặc những người thân thích của vợ chồng hoặc bất kỳ người nào khác tặng cho mà chỉ định rõ chỉ cho mỗi bên vợ, chồng thì đó là tài sản riêng của người được tặng cho mặc dù tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân. Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc, di sản được xác định là tài sản chung nếu người lập di chúc để lại tài sản cho cả hai vợ chồng. Còn nếu không có di chúc mà thừa kế theo pháp luật thì sẽ không hình thành tài sản chung của vợ chồng vì hàng thừa kế theo pháp luật không có con dâu, con rể.
Tài sản được chia riêng cho vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 tiếp tục ghi nhận quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 38. Hiện nay chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên có thể hiểu: “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng theo thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định khi có yêu cầu. Việc chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân và hậu quả của việc này không làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trước pháp luật”.
Như vậy trong thời kỳ hôn nhân nếu vợ chồng thỏa thuận phân chia tài sản chung thì sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 38, 39, 40 của Luật HN&GĐ năm 2014, lúc này tài sản mà vợ chồng thỏa thuận phân chia hoặc trong trường hợp không phân chia được mà yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung thì tài sản mà mỗi bên được chia là tài sản riêng của vợ, chồng. Cần lưu ý rằng việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xem là phù hợp với quy định của pháp luật khi không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 42 Luật HN&GĐ năm 2014.
Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng
Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Phải nhìn nhận rằng trong cuộc sống mỗi gia đình có mỗi hoàn cảnh khác nhau và tất nhiên nhu cầu thiết yếu của vợ chồng trong mỗi gia đình cũng khác nhau. Hiện nay chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tài sản nào được xem là tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng do đó vấn đề xác định tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng là tài sản riêng của mỗi bên gặp rất nhiều khó khăn. Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng rất phong phú và đa dạng không chỉ là những đồ dùng tư trang cá nhân có giá trị nhỏ mà có những tài sản có giá trị rất lớn. Bởi vì người Việt Nam thường có thói quen chuyển những thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các thu nhập hợp pháp khác thành các tư trang cá nhân là các đồ trang sức vừa để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ cho bản thân và vừa để làm tài sản tích lũy cho cá nhân và cho gia đình, các tư trang này có giá trị rất lớn và thường do người vợ sử dụng. Vậy các tư trang này liệu có thể được xem là tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ hoặc chồng vì vợ hoặc chồng là người trực tiếp sử dụng những tài sản này? Hiện nay chưa có quy định rõ ràng về trường hợp này do đó vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau khi giải quyết tranh chấp và phần lớn phụ thuộc vào nhận định của thẩm phán giải quyết vụ án. Một bất cập có thể gặp phải là nếu xác định tất cả các tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng là tài sản riêng thì trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả gia đình.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo khoản 2, Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014 thì: Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy trong trường hợp vợ chồng dùng tài sản riêng của mình thực hiện các giao dịch dân sự để hình thành nên tài sản khác thì tài sản đó cũng thuộc tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng mặc dù tài sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong trường hợp chia tài sản chung
Điều 10 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định: Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Để xác định tài sản của vợ chồng liên quan đến hoa lợi, lợi tức, có các trường hợp như sau:
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng mà trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng theo khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng được chia trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác theo khoản 1 Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014.
Như vậy chỉ những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mới thuộc sở hữu riêng của người có tài sản.
Căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ chồng
Trên cơ sở chủ sở hữu có quyền tự định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình nên pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng trong việc xác định tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Do đó vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về một tài sản cụ thể nào đó là tài sản riêng của mỗi bên và người đó có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đã xác định là tài sản riêng của mình. Lúc này người chồng, người vợ còn lại không được can thiệp vào bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tài sản đã thỏa thuận là tài sản riêng của mỗi bên.
Tài sản riêng khác của vợ chồng theo quy định của pháp luật
Theo Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản riêng khác của vợ chồng bao gồm:
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:>>> Xem thêm: Luật sư giỏi về ly hôn
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của GIẤY PHÉP CNC nếu quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề giải pháp khác như xin các loại giấy phép , bạn có thể chỉnh sửa các loại hợp đồng lao động, dân sự, kiểm soát nhanh đồng đồng , chỉnh sửa các loại đơn từ , edit hồ sơ khởi động, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai , tham gia giải quyết sức hấp dẫn quan đến bồi thường thu hồi đất, … thì cũng đừng cản liên hệ với chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc.
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (84) 28-6276 9900
- Đường dây nóng: (84) 916-545-618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Trần Văn Thăng |Luật sư thành viên
- Điện thoại: (+84) 909 642 658
- Email: thang.tran@cnccounsel.com
hoặc
- Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
- Điện thoại: (84) 387 959 777
- Email: giang.nguyen@cnccounsel.com
Hỗ trợ bài viết:
- Bùi Thị Như
- Nguyễn Thị Ngọc Trang
Trang web: