Giấy phép lao động là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp, cho phép người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại các tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam. Vậy, trình tự, thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài được quy định như thế nào, có phức tạp không? Để giải đáp thắc mắc này kính mời anh chị và các bạn theo dõi bài viết dưới đây của CNClicense nhé:
Các trường hợp phải xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:
- Thực hiện hợp đồng lao động.
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
- Chào bán dịch vụ.
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tình nguyện viên.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quy trình thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Bước 1: Thực hiện thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người LĐNN
Người sử dụng lao động thực hiện thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người LĐNN trang thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố.
Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc.
Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người LĐNN, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người LĐNN và thực hiện báo cáo giải trình.
Đối với thành phố Hồ Chí Minh sẽ thông báo tuyển dụng tại: https://vieclamhcm.com.vn/
Bước 2: Xác định nhu cầu sử dụng người LĐNN và báo cáo giải trình
Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (người sử dụng lao động trừ nhà thầu)
Thực hiện Mẫu 1/PLI, |
Thực hiện Mẫu 2/PLI, |
Xác định nhu cầu sử dụng người LĐNN và báo cáo giải trình trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người LĐNN |
Nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người LĐNN về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người LĐNN. |
Kết quả giải quyết: văn bản điện tử chấp thuận/ không chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài |
Các trường hợp không cần thực hiện giải trình nhu cầu sử dụng người LĐNN:
- Khoản 3, 4, 5, 6, 8 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019:
“3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởngtới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.”
- Khoản 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP:
“1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
5. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
10. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
11. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
12. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức CT-XH.
13. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
14. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người LĐNN vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.”
Đối với nhà thầu
Trước khi tuyển người LĐNN, nhà thầu có trách nhiệm kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của người LĐNN cần tuyển để thực hiện gói thầu tại Việt Nam và đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người LĐNN theo Mẫu 4/PLI Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
Trường hợp nhà thầu có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung số lao động đã kê khai thì chủ đầu tư phải xác nhận phương án điều chỉnh, bổ sung nhu cầu lao động cần sử dụng của nhà thầu theo Mẫu số 5/PLI, Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc
Địa điểm nộp hồ sơ: Đơn vị tạo lập và nộp hồ sơ tại cổng dịch vụ công: https://dichvucong.gov.vn/
Kết quả giải quyết: Kết quả được đăng tải trên Hệ thống là văn bản điện tử (không cần đến Bộ phận Một cửa để nhận bản giấy).
Đơn vị truy cập vào mã số hồ sơ đã nộp để xem kết quả và sử dụng bản điện tử thông báo chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài để thực hiện các thủ tục về cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Bước 3: Xin cấp giấy phép lao động cho người LĐNN làm việc tại Việt Nam
Thành phần hồ sơ:
Thực hiện theo Điều 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP; Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 70/2023/NĐ-CP
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe (có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ).
3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người LĐNN không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp (có thời hạn không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ).
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số công việc.
* Đối với vị trí công việc là Nhà quản lý: Giấy tờ chứng minh bao gồm 03 loại giấy tờ sau:
– Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
– Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
* Đối với vị trí công việc là Giám đốc điều hành: Giấy tờ chứng minh bao gồm 03 loại giấy tờ sau:
– Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
– Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
* Đối với vị trí công việc là Chuyên gia: Giấy tờ chứng minh bao gồm 02 loại giấy tờ sau:
– Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học trở lên;
– Văn bản xác nhận có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc với vị trí công việc mà người LĐNN dự kiến làm việc tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
* Đối với vị trí công việc là Lao động kỹ thuật: Giấy tờ chứng minh bao gồm
(1) 02 loại giấy tờ sau:
– Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận được đào tạo ít nhất 1 năm;
– Văn bản xác nhận có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người LĐNN dự kiến làm việc tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
(2) Hoặc văn bản xác nhận có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người LĐNN dự kiến làm việc tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người LĐNN trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động.
8. Các giấy tờ liên quan đến người LĐNN (nếu thuộc một trong các trường hợp):
a) Trường hợp “Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp”:văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người LĐNN đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
b) Trường hợp “Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế”:phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người LĐNN làm việc tại Việt Nam;
c) Trường hợp “Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng”: hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người LĐNN đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
d) Trường hợp “Chào bán dịch vụ”: văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người LĐNN vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
đ) Trường hợp “Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam”: văn bản của cơ quan, tổ chức cử người LĐNN đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
e) Trường hợp “Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật”: văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người LĐNN sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc; hoặc giấy tờ chứng minh là nhà quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP (Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương; Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp).
Lưu ý: Các giấy tờ (giấy chứng nhận sức khỏe, lý lịch tư pháp, tài liệu chứng minh trình độ chuyên môn, văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc, quyết định cử nhân sự, hợp đồng dịch vụ, thỏa thuận 2 bên) là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mẫu đề nghị: Mẫu số 11/PLI Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
Thời gian thực hiện: Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người LĐNN dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Địa điểm nộp hồ sơ: Đơn vị tạo lập và nộp hồ sơ tại cổng dịch vụ công: https://dichvucong.gov.vn/
Sau khi có kết quả giải quyết trên hệ thống, nộp hồ sơ giấy đến Bộ phận Một cửa Sở Nội vụ.
Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc
Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của GIẤY PHÉP CNC nếu quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề giải pháp khác như xin các loại giấy phép, bạn có thể chỉnh sửa các loại hợp đồng lao động, dân sự, kiểm soát nhanh hợp đồng, chỉnh sửa các loại đơn từ, hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai, tham gia giải quyết liên quan đến bồi thường thu hồi đất, … thì cũng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc.
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (84) 28-6276 9900
- Đường dây nóng: (84) 916-545-618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Trần Văn Thăng |Luật sư thành viên
- Điện thoại: (+84) 909 642 658
- Email: thang.tran@cnccounsel.com
hoặc
- Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
- Điện thoại: (84) 387 959 777
- Email: giang.nguyen@cnccounsel.com
Hỗ trợ bài viết:
- Nguyễn Thị Thanh Xuân
Trang web: