Công ty hiện đang thiếu một số vị trí làm việc, tuy nhiên vì công việc yêu cầu trình dộ kĩ thuạt cao nên chúng tôi cần tuyển một số lao động nước ngoài. Vậy cho tôi hỏi, công ty tôi khi tuyển lao động nước ngoài thử việc thì có cần xin Giấy phép lao động không? Anh Khang ở Hà Nội.
Doanh nghiệp Việt Nam có được thử việc với người lao động nước ngoài không?
Căn cứ tại Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định những đối tượng được Bộ luật Lao động áp dụng bao gồm:
- Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
- Người sử dụng lao động.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật về lao động chưa có quy định về khái niệm của hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về khái niệm thử việc như sau:
“Điều 24. Thử việc
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
- Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
- Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Theo đó, thử việc có thể hiểu là khoảng thời gian ngắn để người sử dụng lao động đánh giá năng lực, trình độ, ý thức,… của người lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức. Thông qua thời gian thử việc, người sử dụng lao động có thể đánh giá được năng lực cũng như hiệu quả công việc mà người lao động mang lại. Như vây, người lao động nước ngoài cũng là một trong những đối tượng sẽ áp dụng nội dung của Bộ luật Lao động 2019. Do đó, người sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng có thể thỏa thuận nội dung thử việc với người lao động nước ngoài theo quy định của Luật này.
Lao động người nước ngoài thử việc có cần xin Giấy phép lao động không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”
Theo đó, thử việc cũng là một hình thức làm việc mà trong đó người lao động nước ngoài thử việc tại Viêt Nam làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Song song với đó, căn cứ theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
“1.Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Theo đó, người lao động nước ngoài tại Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện theo điều kiện nêu trên. Ngoài ra, người lao động nếu không thuộc trường hợp được miễn giấy phép tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 thì phải xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan có thẩm quyền dù chỉ thử việc.
Giấy phép lao động của nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp giấy phép lao động như sau:
“Điều 10. Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
- Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.”
Từ đó, giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thời hạn không quá 02 năm, khi hết thời hạn này người lao động cần làm giấy xin gia hạn giấy phép.
Từ quy định trên có thể thấy, người lao động nước ngoài dù đang thử việc tại Việt Nam là một trong những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, vì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc những đối tượng được miễn cấp giấy phép lao động. Do vậy, để đảm bảo được thử việc hay làm việc lâu dài tại Việt Nam người lao động nước ngoài cần phải xin giấy phép lao động.
Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ hoặc giải đáp thắc mắc. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
- Hot line: (+84) 916 545 618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
- Điện thoại: (+84) 916 545 618
- Email: hung.le@cnccounsel.com
Hoặc
- Trợ lý Luật sư Trần Thị Thanh
- Điện thoại: (+84) 981 317 539
- Email: thanh.tran@cnccounsel.com
Hoặc
Thực tập sinh pháp lý Bùi Thị Minh Phương
Website:
Miễn trừ:
Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.