CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ ĐẤT TRỒNG LÚA KHÔNG?

Ba mẹ chồng tôi ở quê có 3 đứa con trai và 3 đứa con gái. Trước khi qua đời, ông bà có lập di chúc và chia tài sản cho các con của ông bà. Ba mẹ chồng tôi có 6 công đất ruộng và 300 triệu đồng tiết kiệm trước khi chết. Nguyện vọng trong di chúc của ông bà là sẽ chia đều tài sản cho các con ruột của mình. Do vợ chồng tôi là cán bộ công chức nhà nước và được biết thông tin là cán bộ, công chức nhà nước sẽ không được chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa. Vì vậy, tôi có thắc mắc là vợ chồng tôi có thể nhận thừa kế đất trồng lúa từ ba mẹ chồng không? Chị Thủy ở Đồng Tháp hỏi

Cán bộ, công chức nhà nước có được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất không?` 

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 có quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó:

Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”

Như vậy, đối với đất trồng lúa thì cá nhân, hộ gia đình nào không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất này.

Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, đối với trường hợp có được đất trồng lúa từ thừa kế thì không bị giới hạn. Vì vậy, trường hợp vợ chồng chị Thủy là cán bộ, công chức nhà nước thì vẫn được thừa kế đất trồng lúa từ bố mẹ.

Thế nào là không trực tiếp sản xuất nông nghiệp để không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp xản xuất nông nghiệp được quy định như sau:

Điều 3. Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

2. Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.

…”

Trên đây là những căn cứ để xác định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nếu không thuộc những trường hợp này thì sẽ xác định là không trực tiếp sản xuất nông nghiệp và không thể nhận chuyển nhượng cũng như nhận tặng cho đất trồng lúa theo quy định pháp luật.

Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:

– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).

– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

Vì ba mẹ chồng chị Thủy chết có để lại di chúc vì vậy các con của ông bà sẽ được nhận thừa kế dựa theo di chúc.

Tóm lại, việc vợ chồng chị Thủy là cán bộ, công chức nhà nước thuộc đối tượng không được phép nhận chuyển chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cấm về việc nhận thừa kế đất trông lúa nên vợ chồng anh chị vẫn được nhận thừa kế. Và số di sản vợ chồng anh chị sẽ được nhận sẽ dựa theo những quy định của di chúc.

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ hoặc giải đáp thắc mắc. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
  • Hot line: (+84) 916 545 618
  • Email: contact@cnccounsel.com 

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Hoặc

Thực tập sinh pháp lý Bùi Thị Minh Phương

Website:

 

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft