Bị người khác chiếm giữ sổ đỏ bất hợp pháp phải làm sao?

Sổ đỏ là một loại giấy tờ rất quan trọng của mỗi cá nhân, hộ gia đình. Vậy, khi bị người khác chiếm giữ sổ đỏ bất hợp pháp thì làm sao để lấy lại được? Cùng theo dõi bài viết của CNClicense để biết cách giải quyết vấn đề này nhé.

“Sổ đỏ có phải tài sản không?”

Căn cứ khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Như vậy, có thể hiểu tài sản gồm 04 dạng là: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Bị người khác chiếm giữ sổ đỏ bất hợp pháp thì phải làm sao?
Bị người khác chiếm giữ sổ đỏ bất hợp pháp thì phải làm sao?

Đồng thời, tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Như vậy, quyền sử dụng đất là quyền tài sản, còn Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) không được xem là tài sản mà chỉ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác định quyền sử dụng đất. Hay nói cách khác là văn bản chứa đựng quyền sử dụng đất (quyền tài sản).

Do đó, trong trường hợp bị người khác chiếm giữ sổ đỏ trái phép thì ta phải xác định được rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là căn cứ để xác nhận quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức; người đứng tên trên sổ đỏ có quyền sở hữu bao gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản, không phải là tiền, cũng như không phải là giấy tờ có giá như đã phân tích ở mục trên.

Hơn thế nữa, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi chiếm giữ sổ đỏ của người khác không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.

Khi bị người khác chiếm giữ sổ đỏ bất hợp pháp phải làm sao?

Trong trường hợp bạn bị người khác chiếm giữ sổ đỏ thì bạn có thể liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để báo mất và làm lại sổ đỏ khác theo quy định pháp luật. Cụ thể là tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất. Theo đó, quý anh/chị cần thực hiện theo các bước như sau:

Các bước cấp lại sổ đỏ bị mất?
Các bước cấp lại sổ đỏ bị mất?

Bước 1: Hộ gia đình và cá nhân, làm đơn trình báo mất sổ đỏ gửi lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất sổ đỏ.

Khi tiếp nhận đơn trình báo mất sổ đỏ của người dân thì  Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn. Hoặc phải đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong trường hợp người mất sổ đỏ là các tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Việc niêm yết thông tin về vấn đề mất sổ đỏ sẽ được thực hiện trong vòng 30 ngày. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp cho người dân một bản giấy xác nhận về việc niêm yết đó.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người bị mất sổ đỏ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.

– Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận.

Nơi nộp hồ sơ:

Cách 1. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2. Hộ gia đình, cá nhân không nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất, nếu:

– Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

– Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 4: Giải quyết yêu cầu

Bước 5: Trả kết quả

Thời gian cấp lại: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã…

Người chiếm giữ sổ đỏ bất hợp pháp mang đi thực hiện giao dịch khác làm thế nào?

Chủ sở hữu quyền sử dụng đất, sổ đỏ có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự giữa người chiếm giữ sổ đỏ với bên còn lại là vô hiệu. Cụ thể căn cứ theo quy định tại điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì có thể xác định được rằng những giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu bao gồm: Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật (là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.), trái đạo đức xã hội (là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng).

Theo quy định này có thể hiểu rằng giao dịch dân sự mà người chiếm đoạt sổ đỏ thực hiện có mục đích và nội dung trái đạo đức xã hội vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể là họ đã chiếm giữ sổ đỏ trái phép, thực hiện các giao dịch khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu sổ đỏ đó, theo quy định của pháp luật thì giao dịch này sẽ bị vô hiệu. Khi giao dịch vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả theo quy định của pháp luật, cụ thể những hậu quả đó là:

– Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, để có thể lấy lại sổ đỏ bị chiếm giữ thì chủ sở hữu quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự trên là vô hiệu. Sau đó, chủ sở hữu quyền sử dụng đất sẽ lấy lại được sổ đỏ.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai, tham gia giải quyết khiếu nại kiên quan đến bồi thường thu hồi đất,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng|Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

 

Share

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft