Thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam

Theo thống kế những năm gần đây của Cục đầu tư nước ngoài của Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nhận thấy việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Một phần cũng là do thủ tục, thời gian đăng ký về hình thực mang lại. Vậy việc Thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam như thế nào? Thủ tục ra sao? Hãy cùng CNC LICENSE tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.

Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Công ty Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài như sau:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

Thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam

Những trường hợp thực hiện đầu tư góp vốn mua cổ phần phần vốn góp tại công ty Việt Nam

Trường hợp 1: 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần phần vốn góp dưới 51% trong doanh nghiệp tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh các ngành nghề không có điều kiện.

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ cần chuẩn bị sẽ bao gồm các nội dung sau:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  2. Quyết định về việc thay đổi của công ty;
  3. Biên bản họp về việc thay đổi công ty;
  4. Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;
  5. Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông là người nước ngoài;
  6. Bản sao công chứng hộ chiếu/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư.

Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ thực hiện đầu tư góp vốn mua cổ phần phần vốn góp tại công ty Việt Nam tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xử lý hồ sơ trong vòng 3 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ.

Trường hợp 2: 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đầu tư kinh doanh các ngành nghề có điều kiện hoặc trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp công ty Việt Nam dẫn tới nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.

Thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam

Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam tại Cơ quan đăng ký đầu tư

Hồ sơ cần chuẩn bị

  1. Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  2. Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 15 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp Việt Nam.

Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn trên 51%, Công ty Việt Nam thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Nhà đầu tư thực hiện góp vốn, chuyển vốn thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Các thành viên, cổ đông chuyển nhượng vốn thực hiện kê khai thuế khi chuyển nhượng theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có)

Bước 3: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung người nước ngoài trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tương tự như trường hợp 1

Ưu nhược điểm của hình thức đầu tư  góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam

Với hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam thì thủ tục thực hiện đối với loại hình này đơn giản, tiết kiệm thời gian, tận dụng được các điều kiện về nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh, nhân công mà doanh nghiệp trong nước đã gây dựng so với việc thành lập một tổ chức kinh tế mới.

Tuy nhiên, một số ngành nghề kinh doanh có thể bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần/vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Trong một số trường hợp, nhà đầu tư cũng phải giải quyết các vướng mắc, khoản nợ mà tổ chức kinh tế đó đang gặp phải.

Như vậy, trước khi lựa chọn loại hình đầu tư này, nhà đầu tư phải tìm hiểu rõ về tư cách pháp lý, khả năng tài chính của tổ chức kinh tế dự kiến đầu tư.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những thông tin về Thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam. Nếu bạn đang cần được hỗ trợ, tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, thủ tục xin giấy phép….vui lòng liên hệ với CNCLICENSE ngay trong hôm nay. Hãy liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Hot line: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Website:

 

 

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft