BlogApril 11, 2025by CNC License0

Làm thế nào để giấy tờ, tài liệu của Việt Nam sử dụng được ở nước ngoài?

Hiện nay nhu cầu giao thương về kinh tế, giáo dục, việc làm, định cư, đầu tư kinh doanh giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng tăng. Khi người Việt Nam sang các nước khác để học tập, làm việc thì các giấy tờ, tài liệu do Nhà nước Việt Nam cấp có thể sử dụng tại nước ngoài được không? Đây là thắc mắc của khá nhiều khách hàng. Vậy làm thế nào để giấy tờ, tài liệu của Việt Nam được sử dụng ở nước ngoài, kính mời anh/chị và các bạn theo dõi bài viết sau đầy của Cnclicense nhé.

Để giấy tờ, tài liệu của Việt Nam sử dụng được ở nước ngoài thì phải thông qua thủ tục chứng nhận lãnh sự và thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Làm thế nào để giấy tờ, tài liệu của Việt Nam sử dụng được ở nước ngoài?
Ảnh minh họa

Chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Chứng nhận lãnh sự là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định thì Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Theo Khoản 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định thì Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Các bước hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu Việt Nam để sử dụng tại nước ngoài?

Làm thế nào để giấy tờ, tài liệu của Việt Nam sử dụng được ở nước ngoài?

Ảnh minh họa

Bước 1: Chứng nhận lãnh sự

Để hợp pháp lãnh sự thì trước tiên phải chứng nhận lãnh sự các giấy tờ, tài liệu tại Việt Nam, thực hiện theo quy trình như sau:

Thứ nhất, công chứng giấy tờ, tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự;

Thứ hai, dịch thuật sang ngôn ngữ chính thức của nước mà mình muốn mang giấy tờ, tài liệu qua sử dụng;

Thứ ba, chứng nhận lãnh sự chữ ký và con dấu tại cục lãnh sự Bộ ngoại giao hoặc Sở ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh;

Thời gian thực hiện xong: 3-5 ngày làm việc

Lệ phí là 30.000 đồng/bản

Bước 2: Hợp pháp hóa lãnh sự

Sau khi đã xin chứng nhận lãnh sự tại Cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam thì mang giấy tờ, tài liệu đã chứng nhận lãnh sự cùng các giấy tờ liên quan khác đến Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán của nước đó ở Việt Nam hoặc Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự tại nước đó để hợp pháp hóa lãnh sự. Tức cơ quan có thẩm quyền của nước mà anh/chị và các bạn muốn mang giấy tờ, tài liệu sang sử dụng sẽ chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của anh/chị và các bạn để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại nước đó.

Sau khi hợp pháp hóa lãnh sự xong thì giấy tờ, tài liệu được công nhận và sử dụng ở nước đó.

Chi phí của thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự

  • Khoản chi phí dành cho thủ tục chứng nhận lãnh sự ở Việt nam mỗi lần là 30 nghìn đồng.
  • Phí hợp pháp hóa lãnh sự ở mỗi quốc gia là khác nhau.

Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, các giấy tờ sau không được thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự:

– Giấy tờ, tài liệu đã bị tẩy xóa và sửa chữa nhưng không được đính chính;

– Giấy tờ, tài liệu có những chi tiết mâu thuẫn;

– Giấy tờ, tài liệu là giấy tờ giả hoặc giấy tờ, tài liệu được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền;

– Giấy tờ, tài liệu có con dấu, chữ ký không phải là chữ con dấu, chữ ký gốc.

– Giấy tờ, tài liệu có chứa nội dung xâm phạm đến Việt Nam.

Các loại giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự

Theo Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự gồm:

– Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

– Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

– Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết của GIẤY PHÉP CNC nếu quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề giải pháp khác như xin các loại giấy phépbạn có thể chỉnh sửa các loại hợp đồng lao động, dân sự, kiểm soát nhanh hợp đồngchỉnh sửa các loại đơn từ, hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đaitham gia giải quyết liên quan đến bồi thường thu hồi đất, … thì cũng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng |Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Hỗ trợ bài viết:

  • Nguyễn Thị Thanh Xuân

Trang web:

• https://cnclicense.com/

• https://hopdongmau.net/

Share

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft