Mức cấp dưỡng tối thiểu cho con sau khi cha mẹ ly hôn là bao nhiêu? (Mới nhất)

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này. Cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là một trong những nghĩa vụ pháp lý vô cùng quan trọng mà cha mẹ bắt buộc phải thực hiện đối với con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, mức cấp dưỡng tối thiểu cho con khi cha mẹ ly hôn là bao nhiêu?

Mức cấp dưỡng tối thiểu cho con sau khi cha mẹ ly hôn là bao nhiêu?
Ảnh minh họa

Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?

Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo quy định trên thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình (có hiệu lực từ 01/7/2024) cũng nêu rõ:

Trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng thì Tòa án giải thích cho họ việc yêu cầu cấp dưỡng cho con là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng và việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng cho con.

Theo quy định nêu trên, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, bất kể người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Trừ trường hợp người trực tiếp nuôi con tự nguyện không yêu cầu cấp dưỡng và họ có đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con.

Mức cấp dưỡng tối thiểu cho con là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về mức cấp dưỡng. Theo đó:

– Mức cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng/người giám hộ của người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau căn cứ vào tình hình thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu và đời sống cơ bản của người được cấp dưỡng, nếu các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết;

– Trong trường hợp có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Việc thay đổi mức cấp dưỡng sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau, nếu các bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP cũng quy định: “Tiền cấp dưỡng cho con là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con và do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.”

Theo đó, hiện nay mức lương tối thiểu vùng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (có hiệu lực từ 01/7/2024) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Vùng I

4.960.000

Vùng II

4.410.000

Vùng III

3.860.000

Vùng IV

3.450.000

Do đó, mức cấp dưỡng tối thiểu cho con từ 01/7/2024 như sau:

Mức cấp dưỡng tối thiểu cho con sau khi cha mẹ ly hôn là bao nhiêu?
Ảnh minh họa

Như vậy, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, căn cứ vào mức lương tối thiểu Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng tối thiểu đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng, tuy nhiên không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú đối với mỗi người con. Ví dụ, trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang cư trú tại vùng I thì mức cấp dưỡng tối thiểu đối với mỗi người con không được thấp hơn 2.480.000 đồng/tháng.

Cha mẹ sau ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến khi nào?

Căn cứ theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Theo đó, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng cho con đến khi con đã thành niên (đủ mười tám tuổi trở lên) và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

  • Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của GIẤY PHÉP CNC nếu quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề giải pháp khác như xin các loại giấy phép , bạn có thể chỉnh sửa các loại hợp đồng lao động, dân sự, kiểm soát nhanh đồng đồng , chỉnh sửa các loại đơn từ , edit hồ sơ khởi động, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai , tham gia giải quyết sức hấp dẫn quan đến bồi thường thu hồi đất, … thì cũng đừng cản liên hệ với chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc.

    CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

    • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
    • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
    • Email: contact@cnccounsel.com

    Phụ trách:

    • Luật sư Trần Văn Thăng |Luật sư thành viên
    • Điện thoại: (+84) 909 642 658
    • Email: thang.tran@cnccounsel.com

    hoặc

    • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
    • Điện thoại: (84) 387 959 777
    • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

    Hỗ trợ bài viết:

    • Nguyễn Thị Thanh Xuân

    Trang web:

    • https://cnclicense.com/

    • https://hopdongmau.net/

    • https://cnccounsel.com/

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft