Tarek, một khách hàng người Australia đang sống và làm việc tại Việt Nam muốn Thành lập Công ty IT. Tuy nhiên, hiện nay Tarek vẫn đang là người lao động của một doanh nghiệp khác, kinh doanh trong cùng lĩnh vực IT.
Do vậy, Tarek mang trong mình rất nhiều băn khoăn khi đến với chúng tôi và trình bày về ý định kinh doanh riêng.
Vấn đề pháp lý khi thành lập Công ty IT
Những vấn đề mà Tarek đặt ra bao gồm:
- Liệu Tarek có thể thành lập Công ty IT khi mà đang là nhân sự của công ty khác hay không?
- Lĩnh vực, ngành nghề mà Tarek dự định tham gia có bị rào cản nào nào không? (chẳng hạn điều kiện kinh doanh, vốn pháp định, hoặc bằng cấp được yêu cầu cho vị trí giám đốc)
- Nên lựa chọn mô hình, loại hình kinh doanh nào là phù hợp?
- Những chi phí mà Tarek sẽ cần phải dự phòng và chuẩn bị trước là gì?
- Ngoài ra, Tarek còn cần phải lưu ý gì trước khi quyết định kinh doanh?
Khó khăn của người khởi nghiệp thành lập Công ty IT
Với việc vẫn phải duy trì vị trí công việc cũ để đảm bảo thu nhập, giữ giấy phép lao động, giữ thẻ tạm trú và do vậy Tarek hoàn toàn chưa thể dành toàn thời gian để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Đây là trở ngại đầu tiên mà Tarek gặp phải khi thành lập Công ty IT.
Chưa hết, Tarek biết rằng việc người nước ngoài Đăng ký đầu tư cũng sẽ tốn kém hơn người trong nước do vậy việc khởi sự kinh doanh sẽ tốn của Tarek một khoản lớn trong phần thu nhập mà Tarek nhận được hàng tháng.
Khi đó, việc đứng tên trong Giấy Chứng nhận Đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ là một thách thức đối với Tarek trong khi tiềm năng của thị trường vẫn chưa được kiểm chứng. Khả năng phải giải thể hoặc tạm ngừng công việc kinh doanh riêng là một nguy cơ hiện hữu.
Ở một khía cạnh khác, mặc dù chi phí thuê văn phòng ảo có thể rẻ (theo tháng và so với thu nhập của Tarek) nhưng hầu hết các điều kiện mà văn phòng chia sẻ đưa ra đều yêu cầu Tarek phải thanh toán trước tối thiểu 6 hoặc 12 tháng. Đây rõ ràng là một điều khiến Tarek phải lưu tâm khi muốn thành lập Công ty IT.
Ý kiến tư vấn pháp lý thành lập Công ty IT
- Ý kiến tư vấn
- Khó khăn của người khởi nghiệp
Bằng kinh nghiệm và sự tận tâm trong công việc, chúng tôi đã phân tích chi tiết cho Tarek hiểu về những vấn đề có liên quan và thuyết phục được Tarek hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình.
Trước hết, đối với câu hỏi về quyền thành lập Công ty IT
Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể là Điều [*] không có cản trở, cấm đoán Tarek trong việc thành lập doanh nghiệp.
Đối với Luật Đầu tư 2020, việc kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin cũng không phải là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc bị hạn chế kinh doanh. Do vậy, Tarek hoàn toàn có thể đầu tư, kinh doanh ở lĩnh vực này.
Không chỉ vậy, khi tìm hiểu cụ thể về những ngành nghề mà Tarek dự định kinh doanh, chúng tôi được biết, các ngành nghề kinh doanh mà Tarek dự định thực hiện (thiết kế website) là khác biệt hoàn toàn so với các ngành nghề mà doanh nghiệp nơi Tarek đang làm việc (cụ thể là ngành nghề [*]).
(xem thêm các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại đây)
Do vậy, đối với câu hỏi về quyền thành lập doanh nghiệp thì vấn đề hoàn toàn phụ thuộc vào việc Tarek có bất kỳ cam kết nào đối với doanh nghiệp mà Tarek đang ký hợp đồng lao động hay không? Nếu không, Tarek có thể tham gia thị trường mà không xung đột lợi ích, không bị hạn chế kinh doanh.
Thứ hai, đối với chi phí để thành lập Công ty IT, đăng ký kinh doanh
Tarek cũng có thể ký thỏa thuận với vị hôn thê của mình để đứng ra thành lập doanh nghiệp cho Tarek. Địa chỉ đăng ký kinh doanh là ngay tại gia đình nơi vị hôn thê của Tarek đang cư ngụ.
Tất nhiên, những khía cạnh khác trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh như sự thuận tiện cho khách hàng liên hệ, tính ổn định của địa chỉ đăng ký kinh doanh, cũng như những rào cản khác từ cơ quan thuế mà Tarek có thể cần quan tâm cũng được Luật sư của chúng tôi lưu ý kỹ lưỡng với Tarek.
Một điều thú vị khi hỗ trợ Tarek hiện thực ý tưởng kinh doanh của mình đó là việc thiết lập một thỏa thuận tiền hôn nhân để làm rõ các trách nhiệm mà vị hôn thê của mình có thể phải gánh chịu, cũng như nghĩa vụ về tài chính mà Tarek phải thu xếp để chi trả các chi phí hoạt động của doanh nghiệp sau khi thành lập.
Những quan ngại mà vị hôn thê của Tarek đặt ra như trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu, cơ chế để kiểm soát rủi ro, tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh, tài sản tạo lập của vợ – chồng sau khi kết hôn, cũng được chúng tôi làm rõ từng khía cạnh.
Thứ ba, dịch vụ bổ sung khi thành lập Công ty IT
Điều làm Tarek bất ngờ chính là những dịch vụ mà chúng tôi có thể hỗ trợ sau khi thành lập doanh nghiệp, bao gồm báo cáo thuế định kỳ (nộp tờ khai thuế), chi trả lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động, gia hạn visa, rút vốn đầu tư v.v. Đây là những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng, đảm bảo cho Khách hàng có thể an tâm, lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ duy nhất đáng tin cậy.
- Ý kiến tư vấn pháp lý
- Các giải pháp và kiến nghị thực hiện
Như vậy có thể thấy
- Khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, cụ thể là lĩnh vực công nghệ thông tin, Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn nhiều cách thức khác nhau, bao gồm cả việc (i) đăng ký đầu tư mới để xin cấp Giấy chứng nhận Đầu tư, hoặc (ii) mua vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã được thành lập; hoặc (iii) Đầu tư theo hình thức ủy thác đầu tư. Thậm chí, (iv) Nhà đầu tư có thể đầu tư theo hình thức cho vay và sau đó chuyển đổi khoản vay thành vốn góp của doanh nghiệp. Nói cách khác, về hình thức thâm nhập thị trường, Việt Nam mở cửa cho Nhà đầu tư quyền lựa hình thức, cách thức đầu tư phù hợp mà không bị bó buộc bởi bất kỳ hình thức nào.
- Chi phí để bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam có thể được tiết giảm tối đa. Không chỉ là chi phí thuê văn phòng, chi phí ban đầu để thành lập doanh nghiệp mà cả các chi phí cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp như chi phí lao động, chi phí pháp lý, chi phí thuế và kế toán v.v.
- Trước khi bắt tay vào việc hợp tác, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam thì Nhà đầu tư cần có các thỏa thuận về vốn, quyền quản lý doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận, hoàn trả vốn vay, v.v. cụ thể, rõ ràng. Đừng để những vấn đề này phát sinh mới xử lý.
Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn
Nếu bạn cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để có thể hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh tuyệt vời của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (84) 28-6276 9900
- Hot line: (84) 916-545-618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
- Điện thoại: (+84) 916 545 618
- Email: hung.le@cnccounsel.com
Hoặc
- Trợ lý Luật sư Trần Thị Thanh
- Điện thoại: (+84) 981 317 539
- Email: thanh.tran@cnccounsel.com