Thủ Tục Xuất Khẩu Dừa Tươi Sang EU Năm 2024
Việt Nam thuộc Top 10 nước trồng dừa lớn nhất thế giới với diện tích dừa cả nước đạt xấp xỉ 200.000ha, thường tập trung tại các tỉnh ven biển duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long[1]. Nhờ đó mà, dừa tươi của Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ, Trung Đông,… Ngày 01/08/2020, Việt Nam – Châu Âu đã chính thức tiến hành kí kết hiệp định thương mại tự do (EVFTA).
Từ đây mở ra nhiều cơ hội giúp Việt Nam quảng bá, xuất khẩu nhiều loại trái cây đến các nước Châu Âu. Một trong số đó phải kể đến là dừa tươi. Các sản phẩm dừa xuất khẩu phổ biến có thể kể đến như dừa tươi nguyên trái, nước dừa, …
Thị trường lớn là thế, nhưng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dừa đôi khi vẫn gặp khó khăn đôi với chính sách khi thực hiện thủ tục xuất khẩu sang nước bạn. Bài viết dưới đây CNC License sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện thủ tục xuất khẩu dừa tươi năm 2024.
Mã HS Code Dừa Tươi Và Các Sản Phẩm Từ Dừa Khác
Căn cứ theo quy định của Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024, mã HS Code của dừa tươi và một số sản phẩm từ dừa được kí hiệu như sau:
Mã HS |
Mô tả hàng hóa |
0801 |
Dừa |
08011100 |
Dừa đã trải qua công đoạn làm khô |
08011200 |
Dừa còn nguyên sọ |
08011910 |
Quả dừa non |
08011990 |
Loại khác |
Quy Định Về Nhãn Mác
Thông tin hàng hóa xuất khẩu đi nước ngoài cần phải thể hiện trên bao bì (thông tin trên bao bì cần được thể hiện cả bằng tiếng anh và tiếng của quốc gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu) như sau:
- Doanh nghiệp sản xuất
- Ngày sản xuất/ hạn sử dụng của dừa tươi
- Nguồn gốc xuất xứ
- Và một số thông tin có liên quan khác (mã số/ mã vạch/ dấu hợp chuẩn/ dấu hợp quy)
Thông tin trên bao bì cần được thể hiện một cách chính xác, trung thực, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu. Ngoài ra, cần đảm bảo thông tin không bị che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn.
Thủ Tục Xuất Khẩu Dừa Tươi 2024
Quy trình xuất khẩu dừa tươi ra nước ngoài
Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu dừa tươi
Căn cứ theo Điều 5.1 Thông tư số 39/2018/TT- BTC (sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
- Tờ khai hải quan
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (ví dụ: hóa đơn, bảng kê thu mua)
- Hóa đơn thương mại (commercial Invoice)
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
- Bill of Lading (Vận đơn hàng hóa)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của lô hàng và các chứng từ, giấy phép khác nếu có (C/O – Certificate of Origin)
- Các loại giấy tờ khác
Lưu ý: Bên cạnh các loại giấy tờ bắt buộc nêu trên, các doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu dừa tươi cần tham khảo thêm các quy định về quản lý hàng hóa tại quốc gia xuất khẩu để hiểu rõ về các yêu cầu cụ thể đối với loại sản phẩm/ hàng hóa này. Từ đó, các doanh nghiệp cũng như nhà xuất khẩu chuẩn bị và bổ sung các chứng từ cần thiết trước khi bắt đầu quy trình một cách dễ dàng.
Hướng Dẫn Trình Tự, Thủ Tục Kiểm Dịch Thực Vật
Trong khoảng thời gian 2-3 ngày trước ngày vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất khẩu dừa tươi với cơ quan kiểm dịch thực vật. Việc này nhằm kiểm soát được các sinh vật gây hại lạ trên trái dừa khi nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật gồm có [2]:
- Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu dưới đây)
- Danh sách đóng gói (Packing List)
- Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)
- Mẫu của lô hàng dừa tươi muốn kiểm dịch
Hướng dẫn thủ tục hun trùng
Các thị trường ở Châu Âu như Mỹ, Úc,.. luôn có các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như quy định về bảo vệ môi trường. Mặt khác, quá trình hun trùng không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hình dáng của trái dừa. Do đó, trước khi xuất khẩu dừa tươi đi các nước cũng cần phải thực hiện hun trùng cho các sản phẩm để không bị vi phạm quy định dẫn đến xử phạt không đáng đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu dừa tươi cần chuẩn bị hồ sơ hồ các loại giấy tờ sau để được cấp giấy chứng nhận hun trùng gồm:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Vận đơn (Bill Of Lading)
Lưu Ý Khi Vận Chuyển Khi Xuất Khẩu Dừa Tươi
Hiện tại, dừa tươi khi xuất khẩu thường có hai dạng: Dạng nguyên trái hoặc dạng gọt kim cương, chủ yếu hiện tại vẫn là dạng gọt kim cương là nhiều.
- Loại dừa nguyên trái thường được vận chuyển bằng container lạnh, nhiệt độ trung bình là 0 độ C, độ thông gió là 10, độ ẩm là 50-60%.
- Loại dừa gọt kim cương thì được đóng vào container theo thông số kỹ thuật như sau: Nhiệt độ duy trì trên mức 2 độ C, độ thông gió là 10, độ ẩm là 50-60%.
Lưu ý: Tùy theo thị trường xa dần mà nhiệt độ bảo quản sẽ do người mua yêu cầu. Đây cũng là lý do các doanh nghiệp cần tham khảo thêm quy định của các nước để chuẩn bị hồ sơ phù hợp.
[1] Theo dữ liệu từ Hiệp hội Dừa Việt Nam – VCA
[2] Điều 9 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT
Trên đây là Thủ Tục Xuất Khẩu Dừa Tươi Sang EU Năm 2024. Để được hổ trợ hoặc có vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
- Hot line: (+84) 916 545 618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
- Điện thoại: (+84) 916 545 618
- Email: hung.le@cnccounsel.com
Hoặc
- Trợ lý Luật sư Trần Thị Thanh
- Điện thoại: (+84) 981 317 539
- Email: thanh.tran@cnccounsel.com
Website:
Miễn trừ:
Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.