Văn bằng bảo hộ là gì? Những điều cần biết về văn bằng bảo hộ

Văn bằng bảo hộ là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất của tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu…. Vậy, văn bằng bảo hộ là gì? Sau đây là những điều cần biết về văn bằng bảo hộ

Khái niệm Văn bằng bảo hộ

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

 

Các loại văn bằng bảo hộ

Các loại văn bằng bảo hộ được quy định bao gồm:

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ, việc duy trì và gia hạn hiệu lực

Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu lực sẽ khác nhau giữa các loại văn bằng. Cụ thể:

  • Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

– Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

– Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

– Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực.

Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

Lưu ý: Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.

 

Chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Hiệu lực của văn bằng chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
  • Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
  • Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
  • Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  • Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.

Ngoài ra, trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp.

Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả của việc xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cũng như ý kiến của các bên liên quan và từ đó quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ, hay thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

 

Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ vẫn có thể bị hủy bỏ toàn bộ nếu thuộc một số trường hợp sau:

Hiệu lực của văn bằng có thể bị hủy một phần trong trường hợp văn bằng không đảm bảo được điều kiện bảo hộ. Điều kiện bảo hộ đối với các văn bằng khác nhau là khác nhau, cụ thể:

 

 

 

 

 

 

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.

Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả của việc xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cũng như ý kiến của các bên liên quan và từ đó quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực của văn bằng, hay thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Sửa đổi văn bằng bảo hộ

Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí. Cụ thể, chủ văn bằng có thể yêu cầu sửa đổi những thông tin như sau:

  • Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và địa chỉ của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ;
  • Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Ngoài ra, theo yêu cầu của chủ văn bằng bảo hộ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sửa chữa những thiếu sót trong văn bằng bảo hộ do lỗi của cơ quan đó. Trong trường hợp này, chủ văn bằng bảo hộ không phải nộp phí, lệ phí.

Chủ văn bằng bảo hộ còn có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp; trong trường hợp này, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thẩm định lại về nội dung và người yêu cầu phải nộp phí thẩm định nội dung.

Trên đây là Khái niệm về Văn bằng bảo hộ và những điều cần biết về văn bằng bảo hộ. Để được giải đáp hoặc thắc mắc, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Hot line: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

Hoặc

cnclicense

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft