Sử dụng lao động nước ngoài không giấy phép bị phạt thế nào?

Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng cao. Pháp luật quy định người lao động này muốn làm việc tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động, trừ những trường hợp được miễn. Vậy doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị phạt như thế nào nếu sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép.

Điều kiện để lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Người lao động mang quốc tịch nước ngoài muốn làm việc hợp pháp tạ Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời hạn chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

** Xem thêm: Trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép bị phạt như thế nào

Trừ những trường hợp đặc biệt thì người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam đều phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Nếu không có giấy phép lao động, cả người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Người lao động nước ngoài

Người lao động nước ngoài có sẽ bị phạt từ 15.000.000 đồng – 25.000.000 đồng nếu  làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc bị phạt tiền, người lao động còn bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài

Các mức phạt mà người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:

  • Sử dụng từ 01 người đến 10 người nước ngoài: Phạt từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.
  • Sử dụng từ 11 người đến 20 người nước ngoài: Phạt từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
  • Sử dụng từ 21 người nước ngoài trở lên: Phạt từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Lưu ý: đây là mức phạt áp dụng với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 60.000.000 đồng – 150.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt hành chính người lao động và người sử dụng lao động không có giấy phép lao động là bao nhiêu năm?

Thời hiệu xử phạt hành chính người lao động và người sử dụng lao động không có giấy phép lao động là 01 năm.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 122/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt hành chính như sau:

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính…”

Cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

Trên đây là Sử dụng lao động nước ngoài không giấy phép bị phạt thế nào? Để được hổ trợ hoặc có vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Hot line: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com 

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Website:

Share

cnclicense

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft