HÀNH VI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Vừa qua trên các trang mạng xã hội mọi người chia sẻ cho nhau một đoạn video về một cô gái thực hiện hành vi điều khiển xe mô tô phân khối lớn với động tác lái xe nguy hiểm, phản cảm như: nằm, quỳ gối trên yên xe, thả hai tay để xe tự chạy,…Ngay khi video được đăng lên đã có rất nhiều câu hỏi, bình luận lên án hành vi của cô gái. Nếu hành vi trên xảy ra thường xuyên trong cuộc sống sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi gây rối trật tự công cộng không? Kính mời anh chị và các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của CNCLicense.

Gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng ở đây được hiểu là hành vi diễn ra ở nơi công cộng, nơi các hoạt động xã hội được diễn ra thường xuyên; khi xảy ra hành vi này không những cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, mà còn trực tiếp xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thậm chí có thể gây ra thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người nơi công cộng.

Một số biểu hiện của hành vi gây rối trật tự công cộng:

  • Cử chỉ, lời nói thiếu văn hóa, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người;
  • Có hành vi phá phách hoặc ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;
  • Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ĩ, đua xe máy trái phép;
  • Hành hung người làm nhiệm vụ hoặc người tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự công cộng
  • Tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng,…
Hình ảnh minh họa về hành vi gây mất trật tự công cộng nguồn Internet

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi gây rối trật tự công cộng

Căn cứ theo quy định trên thì người có hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tư, an toàn xã hội thì có thể bị xử phạt hành chính như sau:

Tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tế nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình và trật tự công cộng như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng khi:

  • Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
  • Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
  • Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
  • Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
  • Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
  • Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

Theo đó, người có hành vi gây rối trật tự công cộng tùy vào trường hợp cụ thể thì bị xử phạt như sau:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính đối với người có hành vi sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến  8.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với người có hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương.

Mức xử phạt hình sự đối với hành vi gây rối trật tự công cộng

Bên cạnh xử phạt hành vi gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật về hành chính nếu hành vi đó (gây rối trật tự công cộng) có đủ các điều kiện để cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi phạm tội đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cấu thành tội phạm tội gây rối trật tự công cộng

Chủ thể

  • Chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định (từ đủ 16 tuổi).

Khách thể

  • Đối với khách thể của tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm có hành vi xâm phạm đến trật tự, an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng.

Mặt khách quan

  • Người thực hiện hành vi như hò hét, đuổi bắt đánh nhau trên đường phố, lôi kéo, kích động người khác tham gia cùng phạm tội và có thái độ coi thường trật tự những nơi đông đúc như trường học, bệnh viện, đường xa, bên tàu, nhà ga,… Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác (tùy thuộc vào từng trường hợp).

Mặt chủ quan

  • Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Hậu quả

  • Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại về vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.

Khung hình phạt áp dụng cho tội gây rối trật tự công cộng

Khung một:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.

Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung hai:

Phạt tù từ 02 -07 năm nếu phạm các tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Dùng vũ khí, hung khi hoặc có hành vi phá phách;
  • Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
  • Xúi giục người khác gây rối;
  • Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Một số câu hỏi pháp lý

Vậy gây rối mất trật tự công cộng có bị đi tù không?

Tùy thuộc vào từng mức độ cũng như hành vi vi phạm cụ thể mà người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải chịu mức phạt khác nhau. Tội gây rối mất trật tự công cộng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù (theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTPU).

Theo đó người phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể được hưởng án treo khi bị xử phạt tù không quá 03 năm, đồng thời người thực hiện hành vi phạm tội phải đáp ứng các điều kiện hưởng án treo như: Chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân;

Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; Có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định (hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP); Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Trên đây Mức xử phạt đối với hành vi gây rối trật tự công cộng. Để được hổ trợ hoặc có vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
  • Hot line: (+84) 916 545 618
  • Email: contact@cnccounsel.com 

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Website:

Share

cnclicense

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft