Các điểm mới về sử dụng lao động nước ngoài tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP

Ngày 18/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Sau đây là 10 điểm mới của Nghị định 70/2023/NĐ-CP về lao động nước ngoài.

Nới yêu cầu đối với chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, yêu cầu đối với chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật nước ngoài đã sửa đổi, tạo thuận lợi cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc.

Thay vì quy định chuyên gia phải có bằng đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc thì từ 18/9/2023, chuyên gia chỉ cần tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Theo quy định mới, giám đốc điều hành không chỉ là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà được quy định với phạm vi rộng hơn bao gồm:

Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Người đứng đầu và trực tiếp điều hành ít nhất 01 lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Lao động kỹ thuật nước ngoài cũng được bỏ yêu cầu làm đúng chuyên ngành được đào tạo mà thay vào đó chỉ cần được đào tạo ít nhất 01 năm và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm tại Việt Nam.

Rút ngắn thời hạn báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Theo quy định, trước khi sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) phải thực hiện thủ tục xác định như cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí việc làm mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cóa giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đó dự kiến làm việc.

Thời hạn đặt ra đối với thủ tục này theo quy định mới là trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, trong khi quy định cũ yêu cầu báo cáo trước 30 ngày.

Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu về vị trí, chức danh, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm làm việc thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài (quy định cũ là 30 ngày).

Thay đổi thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài

Đây cũng là điểm mới của Nghị định 70/2023/NĐ-CP về lao động nước ngoài được các doanh nghiệp quan tâm.

Khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là các cơ quan có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người sử dụng lao động đã báo cáo.

Thời hạn ra văn bản này là trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Trước đây, thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài thuộc về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh.

Như vậy, UBND tỉnh đã được thay thế bởi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện việc ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài.

Việc thay đổi này do Nghị định 70 đã có sự thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ trung ương đến địa phương.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài trên cả nước cũng như quản lý người Việt làm cho tổ chức, cá nhân nước nước ngoài tại Việt Nam.

Còn Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ thống nhất quản lý lao động nước ngoài, trong đó có cấp phép cho lao động nước ngoài tại địa phương.

Thay đổi về trường hợp phải báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã loại bỏ 04 trường hợp người nước ngoài thuộc diện không cần làm thủ tục xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, bao gồm:

  • Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, dự án sử dụng nguồn vốn ODA theo quy định hoặc thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam và phía nước ngoài.
  • Người nước ngoài được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài vào Việt Nam là tình nguyện viên theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quóc tế mà Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài được Bộ giáo dục và đào tạo xác nhận vào Việt Nam để làm công việc giảng dạy, nghiên cứu; hoặc làm quản lý, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, hiệu phó của cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giaoo nước ngoiaf hoặc tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập.

Như vậy, từ 18/9/2023, khi sử dụng những người lao động nước ngoiaf trên đây, doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Bên cạnh việc bỏ bớt các trường hợp thì quy định mới cũng bổ sung thêm 02 trường hợp không cần xác nhận nhu cầu lao động nước ngoài:

  • Người nước ngoài là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam
  • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Từ 2024, thông báo tuyển dụng lao động đăng tải trên doe.gov.vn

Đây là một nội dung hoàn toàn mới được quy định tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2024, thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được đăng tải trên các kênh sau:

  • Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (cụ thể là tại Cục việc làm: doe.gov.vn)
  • Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập.

Thời hạn: Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình.

Thông báo tuyển dụng bao gồm các nội dung sau: Vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa ddiemr làm việc.

Nếu không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị trí tuyển dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải làm thủ tục xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định.

Các điểm mới về sử dụng lao động nước ngoài tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP

Lao động nước ngoài làm việc tại nhiều tỉnh, thành thì phải báo cáo

Thêm một điểm mới của Nghị định 70/2023/NĐ-CP về lao động nước ngoài ssangs chú ý khác là người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố thì người sử dụng la động phải báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đó đến làm việc.

Thời hạn thực hiện: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Hình thức thực hiện: Online

Hồ sơ gồm: Mẫu số 17/PLI về Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài đến làm việc.

Thêm trường hợp lao động nước ngoài không phải xin giấy phép lao động

Thông qua việc, điều chỉnh quy định tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Nghị định 70/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm một số trường hợp lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc không cần xin giấy phép lao động bao gồm:

  • Người nước ngoài được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam làm công tác giảng dạy hoặc làm nhà quản lý, giám đốc điều hành tại cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam;
  • Người nước ngoài được Bộ giáo dục và đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để làm nhà quản lý, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, hiệu phó của cở sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam.

Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi, thúc ssaayr các chuyển giao nước ngoài bào Việt Nam để giảng dạy, làm công tác quản lý giáo dục.

Cho phép cấp giấy phép lao động bản điện tử

Theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP, Bộ Lao động –  Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định.

Ngoài giấy phép lao động là bản giấy theo mẫu hiện nay, khoản 6 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP còn cho phép cấp giấy phép lao động là bản điện tử nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật liên quan và đáp ứng nội dung theo Mẫu 12/PLI quy định về Mẫu giấy phép lao động.

Bổ sung trường hợp cấp lại giấy phép lao động

Một trong những lý do phải làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động là khi có sự thay đổi về thông tin. Cụ thể đó là những thông tin sau đây:

  • Họ và tên
  • Quốc tịch
  • Số hộ chiếu
  • Địa điểm làm việc
  • Đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp (bổ sung mới)

Như vậy, khi doanh nghiệp đổi tên, người sử dụng lao động cần làm thủ tục đổi giấy phép lao động cho người nước ngoài đang làm việc cho mình.

Bãi bỏ một số quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

Nghị định số 70/2023/NĐ-CP cũng bãi bỏ một số quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế:

Bãi cụm từ “Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phep lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế” và cụm từ “tiếp nhận báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài” tại điểm đ khoản 2 Điều 68 Nghị định 35.

Bãi bỏ cụm từ “tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng người nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người Việt Nam chưa đáp ứng được” tại điểm c khoản 3 Điều 68 Nghị định 35.

Như vậy, từ ngày 18/9/2023, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ không thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động cũng như thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
  • Tiếp nhận báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cùng với đó, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế (dưới sự ủy quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cũng không thực hiện tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài sois với từng vị trú công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.

Các thủ tục nói trên sẽ được trao lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài làm việc tiến hành.

Trên đây là các quy định mới giành cho các lao động nước ngoài tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP về lao động nước ngoài của Chí phủ ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2023.

Trên đây là Các điểm mới về sử dụng lao động nước ngoài tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP. Để được hổ trợ hoặc có vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
  • Hot line: (+84) 916 545 618
  • Email: contact@cnccounsel.com 

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Website:

cnclicense

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft