Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không?

Không hiếm các trường hợp mua nhà trả chậm, trả dần nhưng đột ngột qua đời khi chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Đối với những trường hợp này, liệu ngôi nhà đang trả góp có trở thành di sản thừa kế hay không?

 

Khái niệm di sản thừa kế

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống sau khi người để lại di sản chết. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Theo quy định thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hình thành trong tương lai.

Do đó, di sản thừa kế có thể là tiền, động sản, bất động sản (nhà, đất, công trình gắn liền với đất), giấy tờ có giá.

Có thể kể đến một số loại tài sản thường gặp gồm:

  • Tiền, vàng, đá quý, đồ trang sức khác
  • Nhà ở, đất ở hình thành cho mua bán, tặng cho, thừa kế… nhà ở hình thành trong tương lai…
  • Cổ phần, chứng khoán…
Định đoạt di sản thừa kế như thế nào?

Sau khi người để lại di sản chết, di sản thừa kế được định đoạt theo hai hình thức sau: Thừa kế di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc: Người để lại di sản thừa kế có lập di chúc hợp pháp để lại tài sản của mình cho người khác.

Thừa kế theo pháp luật: Khi không có di chúc, có di chúc nhưng không hợp pháp hoặc một phần di chúc không hợp pháp… thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Di sản sẽ được chia theo hàng thừa kế.

Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế hay không?

Dựa trên quy định của pháp lật về nhà ở, bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

Từ những căn cứ nêu trên, nếu người đang thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với nhà ở theo hình thức trả chậm, trả dần đột nhiên qua đời khi chưa hoàn tất nghĩa vụ, thì căn nhà đang trả góp kể trên vẫn trở thành di sản thừa kế. Và theo đó, người thừa kế sẽ có nghĩa vụ hoàn tất việc thanh toán tiền mua căn nhà đối với người bán, và sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

 

Trên đây là những thông tin liên quan đến Di sản là nhà đang trả gióp thì xử lý như thế nào. Nếu còn vướng mắc, hay có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến các vấn đề trên vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

☎️ Điện thoại: (84) 28-6276 9900

📞 Hot line: (84) 916-545-618

Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách: Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành

📞 Điện thoại: (+84) 916 545 618

Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc Trợ lý Luật sư Trần Thị Thanh

📞 Điện thoại: (84) 981 317 539

Email: thanh.tran@cnccounsel.com

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

 

Miễn trừ:

Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.

cnclicense

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft