Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Vậy, khi tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu xin giấy phép môi trường thì cần thực hiện những thủ tục cũng như chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Bài viết sau đây nhằm cung cấp thông tin đến đọc giả đối với những vấn đề kể trên.
Các đối tượng phải có giấy phép môi trường
Đối tượng phải có giấy phép môi trường gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2022 có tiêu chí về môi trường như các dự án đầu tư nhóm I, II và III.
Lưu ý: Các dự án đầu tư nhóm I, II và III thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Phân loại dự án đầu tư
Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:
Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;
- Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể về chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với từng trường hợp như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh:
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp đối tượng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng tại Mục 1 bài viết, trừ trường hợp đối tượng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể về thành phần hồ sơ cũng như trình tự thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau:
Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Trình tự, thủ tục
Lưu ý: Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;
Thời hạn cấp giấy phép môi trường
Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Trên đây là Thủ tục cấp giấy phép môi trường. Để được hổ trợ hoặc có vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (84) 28-6276 9900
- Hot line: (84) 916-545-618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
- Điện thoại: (+84) 916 545 618
- Email: hung.le@cnccounsel.com
Hoặc
- Trợ lý Luật sư Trần Thị Thanh
- Điện thoại: (+84) 981 317 539
- Email: thanh.tran@cnccounsel.com