Khi nào xác định thiệt hại về tinh thần? Nguyên tắc và mức bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần?

Thiệt hại về tinh thần được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”

Như vậy, thiệt hại về tinh thần (tổn thất về tinh thần) được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu nhầm…

Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụp về tâm lí, tình cảm của cá nhân. Khác với thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần không có tiêu chí chung để xác định cho mọi cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân là khác nhau.

Bồi thường thiệt hại về tinh thần?

Bồi thường thiệt hại về tinh thần là dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Thông thường là khoản tiền mà người bị xâm phạm hoặc người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị xâm phạm được hưởng theo quy định của BLDS.

Thiệt hại về tinh thần xác định như thế nào?
Ảnh minh họa

Khi nào xác định thiệt hại về tinh thần

Căn cứ quy định tại Điều 590, 591 và 592 Bộ luật Dân sự năm 2015, thiệt hại tinh thần được xác định khi phát sinh các thiệt hại sau:

  • Do sức khỏe bị xâm phạm: Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Tòa án phải dựa vào các chứng từ do đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường. Tuy nhiên có những khoản chi phí không thể có hóa đơn như: khoản chi phí thuê xe máy đưa người đi cấp cứu thường không có hóa đơn, chứng từ nên khi xác định Hội đồng xét xử thường chỉ dựa vào thực tế chi phí của người bị thiệt hại để xác định. Và ngoài khoản tiền bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như đã nêu ở trên thì người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
  • Do tính mạng bị xâm phạm: Bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
  • Do danh dự,nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Tùy từng trường hợp ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại do hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm .

Nguyên tắc và mức bồi thường thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần

Nguyên tắc bồi thường

Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 5 nguyên tắc bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần như sau:

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Theo nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao làm ảnh hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại.

Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần
Ảnh minh họa – Nguồn internet
Mức bồi thường
  • Đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mức bồi thường tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Mức bồi thường hiện nay tăng so với mức cũ tối đa không quá 60 tháng lương cơ sở.
  • Đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm: Căn cứ theo theo Khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Mức này cao hơn so với mức cũ tối đa không quá 30 tháng lương cơ sở.
  • Đối với trường hợp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hiện nay mức lương cơ sở đang được áp dụng là 1,49 triệu đồng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên theo Nghị quyết 69/2022/QH15 thì từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương cơ sở mới áp dụng từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành đang áp dụng. Do đó từ ngày 01/7/2023 thì số tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần cũng sẽ tăng.

Trên đây là quy định về mức bồi thường tối đa khi có bồi thường thiệt hại về tinh thần. Việc xác didngj mức độ buồn phiền, đâu thương, mất mát về tình cảm,…là rất khó nên việc xác định con số bồi thường bao nhiều còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như khởi kiện ly hôn, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng|Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft