Vừa qua Quốc Hội đã thông qua Nghị Quyết 104/2023/QH15 về việc dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện cải cách tiền lương hưu từ 01/07/2024. Vậy những nhóm đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương của Nghị định 42/2023/NĐ-CP.
Lương Hưu Là Gì?
Lương hưu hay còn được gọi là chế độ hưu trí là khoản tiền được chi trả hàng tháng cho người lao động đã đến độ tuổi nghỉ hưu – hết tuổi lao động (cán bộ hưu trí). Mức lương hưu được tính dựa trên thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), mức đóng BHXH và một số yếu tố khác.
Bên cạnh chế độ nhận lương hưu người lao động khi tham gia đóng BHXH còn nhận các chế độ ưu đãi khác như: chế độ về y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao,…
9 nhóm đối tượng được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương
Nhóm 1: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định[1] của Thủ tướng Chính phủ; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
Nhóm 2: Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/NĐ-CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
Nhóm 3: Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;
công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30 tháng 5 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.
Nhóm 4: Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định[2] của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định[3] của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.
Nhóm 5: Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ).
Nhóm 6: Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
Nhóm 7: Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Nhóm 8: Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Nhóm 9: Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Mức Điều Chỉnh Tăng Lương Hưu Đề Xuất
Mức hưởng lương hưu không phải cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm xã hội để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu.
Vừa qua, BHXH đã gửi Bộ LĐTB&XH báo cáo tác động của chính sách tiền lương mới đến việc thực hiện chính sách BHXH, trong đó, BHXH Việt Nam đề xuất với Bộ LĐTB&XH về phương án điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của năm 2024.
Đóng BHXH Bao Lâu Thì Được Hưởng Lương Hưu
Mức lương hưu hàng tháng |
= | Tỷ lệ (%) phần trăm lương hưu hàng tháng | x |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc |
Trong đó, mức lương hưu hằng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Từ ngày 01/01/2016 đến 01/01/2018
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng là 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa không qua 75%.
Từ 01/01/2018 trở đi
Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện là 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:
Trường hợp, đối với lao động nam
- Nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm;
- Nghỉ hưu năm 2019 là 17 năm;
- Nghỉ hưu năm 2020 là 18 năm;
- Nghỉ hưu năm 2021 là 19 năm;
- Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
Trường hợp, lao động nữ
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Lưu ý: Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Đối với người lao động nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động được tính như trên;
Sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì người lao động bị giảm 2%.
Trường hợp tuổi của người lao động nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Lao dộng nữ hoạt động chuyển trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng hưu.
Mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
Như vậy, việc Chính phủ thường xuyên ban hành quy định điều chỉnh mức hưởng lương hưu đã và đang góp phần quan trọng nhằm ổn định cuộc sống cho người lao động nghỉ hưu. Việc này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động.
>>> Xem thêm: Người lao động nhận lương tháng 13 có phải nộp thuế TNCN không?
>>> Xem thêm: Tiền lương của vợ hoặc chồng là tài sản chung hay tài sản riêng?
Trên đây là Dự kiến 9 nhóm đối tượng được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương từ 01/07/2024. Để được hỗ trợ hoặc có vấn đề giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được tư vấn từ các chuyên viên.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
- Hot line: (+84) 916 545 618
- Email: contact@cnccounsel.com
Phụ trách:
- Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
- Điện thoại: (+84) 916 545 618
- Email: hung.le@cnccounsel.com
Hoặc
- Trợ lý Luật sư Trần Thị Thanh
- Điện thoại: (+84) 981 317 539
- Email: thanh.tran@cnccounsel.com
- Thực tập sinh pháp lý Bùi Thị Minh Phương
- Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
- Email: phuong.bui@cnccounsel.com
[1] Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg
[2] Quyết định số 130-CP
[3] Quyết định số 111-HĐBT