Ai được quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

Ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn là thắc mắc của khá nhiều cặp vợ chồng khi đi đến quyết định ly hôn. Sau khi ly hôn thì cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Tuy nhiên sự khác biệt là một người trực tiếp nuôi dưỡng và người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Cả hai vẫn có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để con phát triển trong môi trường tốt nhất và hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc ly hôn đến tâm lý của con. Để hiểu rõ hơn về vấn đề ai được quyền nuôi con sau khi ly, kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của CNClicense nhé:

Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, về nguyên tắc việc xác định ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án xét xử và quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng khi xét thấy bên đó có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Những điều kiện thường được xét đến như:

Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…

Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn,… của cha mẹ.

Việc vợ chồng ly hôn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con trẻ khi phải sống thiếu đi tình cảm của cha, của mẹ, không được hưởng trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc và đùm bọc, không có được một mái ấm gia đình theo đúng nghĩa. Khi vợ chồng ly hôn, nếu không thể tự thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một trong hai bên khi xét thấy người đó có đủ điều kiện về vật chất cũng như điều kiện về tinh thần để cho con có một cuộc sống đầy đủ và tốt đẹp nhất.

Lưu ý:

  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn
Ảnh minh họa – Nguồn internet

Không được quyền nuôi con thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như thế nào?

Có thể thấy quyền trực tiếp nuôi con là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết khi ly hôn. Mặc dù ly hôn là việc của hai vợ chồng, tuy nhiên những người con là người chịu thiệt thòi, chịu ảnh hưởng, vì thế việc quyết định ai được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con phải dựa trên lợi ích của con, phải đảm bảo về các điều kiện thiết yếu để con thoát khỏi sự mặc cảm về sự đỗ vỡ trong hôn nhân của cha mẹ. Đồng thời phải dung hòa giữa suy nghĩ, lựa chọn của con và những điều kiện khách quan để con có được một cuộc sống đủ đầy nhất. Bên cạnh đó, sau khi ly hôn, cả cha và mẹ đều phải thực hiện nghĩa vụ với con theo quy định của pháp luật. Người không được quyền trực tiếp nuôi con sẽ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.” Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận.”

Như vậy, dù con chung do vợ hay chồng trực tiếp nuôi dưỡng thì người kia cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con trừ trường hợp hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng nuôi con theo quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Mức chi phí cấp dưỡng trước hết do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng sao cho phù hợp nhất. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi, việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tương tự như mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng cũng được xác định theo nguyên tắc ưu tiên sự thỏa thuận của các bên trước. Các bên có thể thỏa thuận cấp dưỡng theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong đó, phương thức cấp dưỡng định kỳ, hàng tháng, hàng quý, hàng năm được ưu tiên thực hiện. Việc lựa chọn phương thức cấp dưỡng có ý nghĩa quan trọng: một mặt đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ cấp dưỡng đồng thời đảm bảo cho nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện thuận lợi. Để lựa chọn được phương thức cấp dưỡng phù hợp thì khi thỏa thuận cần căn cứ vào nghề nghiệp và hình thức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi hoặc khi thay đổi người trực tiếp nuôi con thì các bên có thể thỏa thuận thay đổi về người cấp dưỡng, mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng nuôi con trên cơ sở vì lợi ích của con.

Vợ hay chồng được quyền nuôi con sau khi ly hôn
Ảnh minh họa – Nguồn internet

Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Sau khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con hoặc nuôi con theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, người trực tiếp nuôi con có thể được thay đổi khi có các căn cứ được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

“2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như vậy, khi có một trong các căn cứ nêu trên thì cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại Khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, tức được thay đổi quyền nuôi con của người cha hoặc của người mẹ đã được Tòa án tuyên theo Bản án/Quyết định ly hôn trước đây.

Lưu ý: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết “Ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn” của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như khởi kiện ly hôn, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng|Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft