NHỮNG AI ĐƯỢC THỪA KẾ TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT? TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI CHỒNG CHẾT SẼ ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO?

Chồng tôi đột ngột qua đời nên không để lại di chúc. Tuy nhiên, mẹ chồng không muốn chia tài sản của chồng cho tôi và con gái nhưng tôi không đồng ý vì đất là tài sản chung của vợ chồng tôi. Vậy cho tôi hỏi, mẹ chồng, tôi và con gái ai là người được thừa kế theo pháp luật? Chị Hoa ở Long An.

Trường hợp nào thì được thừa kế theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vây, trong một số trường hợp người để lại di sản chết mà không để lại di chúc thì những đối tượng thừa kế sẽ nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Do đó, chồng chị Hoa chết nhưng không để lại di chúc nên căn cứ theo quy định trên thì những người được thừa kế sẽ được nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Vậy đối tượng nào được thừa kế theo pháp luật?

Những đối tượng được thừa kế tài sản theo pháp luật?

Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những đối tượng được thừa kế theo pháp luật gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết là những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật.

Như vậy, theo như thông tin mà chị Hoa gửi đến thì hàng thừa kế thứ nhất của chồng chị Hoa được xác định là cha, mẹ chồng chị Hoa, chị Hoa và con của chị Hoa và chồng chị.

Tài sản của vợ chồng được giải quyết như thế nào trong trường hợp một bên chết?

Căn cứ theo Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

  1. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
  2. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
  3. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”

Từ quy định trên cho thấy, khi một trong hai bên vợ hợac chồng chết mà không để lại di chúc thì số tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi hoặc chia theo sự thỏa thuận trước đó của hai bên. Ngoài ra, số di sản của bên chết sẽ được chia theo pháp luật.

Tóm lại, căn cứ theo trường hợp trên do chồng chị Hoa chết mà không để lại di chúc nên chị Hoa, mẹ chồng và con gái là những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất được nhận di sản thừa kế.

Tuy nhiên, vì tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ chia đôi hoặc chia theo sự thỏa thuận trước đó của hai bên. Sau khi xác định được di sản của chồng chị Hoa trong khối tài sản chung thì sẽ tiến hành chia đều di sản cho các đồng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất là bố mẹ chồng, chị Hoa và con chị Hoa.

Để được phân định tài sản chính xác nhất chị Hoa và mẹ chồng có thể tham khảo tư vấn tại một số văn phòng luật.

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ hoặc giải đáp thắc mắc. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
  • Hot line: (+84) 916 545 618
  • Email: contact@cnccounsel.com 

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Hoặc

Thực tập sinh pháp lý Bùi Thị Minh Phương

Website:

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft