Mua bán nhà, đất bằng vi bằng có giá trị pháp lý không?

Mua bán nhà đất là giao dịch thường mang giá trị rất lớn, bên cạnh những giao dịch có đầy đủ Giấy chứng nhận và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì việc mua bán nhà đất bằng lập vi bằng cũng tồn tại rất nhiều. Vậy việc mua bán bằng vi bằng có giá trị pháp lý không, kính mời anh chị và các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của CNClicense nhé:

Vi bằng là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Giá trị pháp lý của vi bằng khi mua bán nhà đất

Khi mua bán nhà đất bằng vi bằng các bên sẽ đến Văn phòng Thừa phát lại để lập vi bằng về việc mua bán. Tuy nhiên theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định những trường hợp sau đây Thừa phát lại không được lập vi bằng là:

1.Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự

3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

6. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

7. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

8. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 nhấn mạnh hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.

Ngoài ra, theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014 nêu rõ trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật khi mua bán nhà đất hợp đồng mua bán phải được công chứng, chứng thực và việc ký mua bán nhà đất bằng vi bằng hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Việc thực hiện mua bán nhà đất bằng vi bằng tồn tại rất nhiều rủi ro và với các giao dịch liên quan đến bất động sản thường mang giá trị lớn người mua cần cân nhắc thật cẩn trọng trước khi tiến hành mua bán nhà đất bằng vi bằng.

Mua bán đất bằng vi bằng có giá trị pháp lý không
Ảnh minh họa

Thực trạng mua bán đất bằng vi bằng hiện nay?

Việc mua bán nhà đất qua vi bằng hiện nay diễn ra khá nhiều và việc mua bán này vô cùng rủi ro bởi thực hiện nhiều lần, qua nhiều người, chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa có pháp lý đầy đủ, chưa đúng quy định. Nguy hiểm hơn, có chủ sở hữu tài sản vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi tài sản đã thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy viết tay).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch mua bán nhà bằng vi bằng sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức của giao dịch.

Như vậy, từ các quy định trên, có thể khẳng định việc mua bán nhà ở là giao dịch mà pháp luật quy định buộc phải có công chứng hoặc chứng thực nên không thể lập vi bằng.

Thực tế đã ghi nhận một số môi giới nhà đất “bắt tay” với thừa phát lại cố tình lập lờ giá trị của vi bằng ngang với hợp đồng công chứng để tăng niềm tin cho mua. Nhưng thực chất khi bên mua và bên bán ra Văn phòng thừa phát lại để lập vi bằng mua bán nhà đất thì Văn phòng Thừa phát lại chỉ lập vi bằng ghi nhận lại việc giao nhận tiền của các bên hoàn toàn không đề cập gì đến việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Và việc ghi nhận có việc giao nhận tiền cũng không ghi mục đích để làm gì. Do đó hoàn toàn không có việc Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng về việc mua bán nhà đất mà cũng chỉ là ghi nhận việc giao nhận tiền và lập kèm thêm Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác khắn liền với đất để cho các bên mua, bán tự ký kết với nhau. Như việc mua bán chuyển nhượng nhà đất của người dân cũng chỉ là mua bán, chuyển nhượng thông qua hình thức ký giấy tờ tay, hoàn toàn không có có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng|Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Hỗ trợ bài viết:

Cộng sự: Nguyễn Hoàng Ngọc Anh Thư

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft