Làm cách nào để đăng ký kết hôn với người nước ngoài?

Trong thời đại hội nhập thế giới hiện nay, những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam không còn là một tình huống xạ lạ hay hiếm thấy. Tuy nhiên, các thủ tục cần thiết để đăng ký kết hôn cũng như những điều cần lưu ý khi kết hôn với nửa kia của mình thì không phải ai cũng hiểu hết được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì mỗi bên phải tuân thủ theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Trường hợp việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài bên cạnh việc đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật nước mình thì còn phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể các điều kiện sau:

  • Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Việc kết hôn là do nam và nữ tự nguyện quyết định.
  • Phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự
  • Việc kết hôn bị cấm khi thuộc các trường hợp có các hành vi bị cấm theo Luật hôn nhân và gia đình nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu

Thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam đối với các trường hợp sau:

  • Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
  • Kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Kết hôn giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.
  • Ngoài ra, trường hợp đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện tại nơi cư trú của một trong hai người sẽ thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn.

Quy trình và thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn trực tiếp tại phòng tư pháp, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  • Hộ chiếu hoặc CMND/CCCD
  • Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên (
  • Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam và của người nước ngoài..
  • Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của người nước ngoài.
  • Nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài trong trường hợp công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  • Bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú.

Chú ý: Các giấy tờ trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật đồng thời phải có thời hạn sử dụng. Ngoài ra, còn tùy vào từng trường hợp mà các bên còn phải nộp một số giấy tờ khác tương ứng.

Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định của pháp luật.
  • Trong trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện thì người tiếp nhận, phải lập văn bản hướng dẫn trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ tên của người tiếp nhận.

Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, phòng tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu cần thiết. Nếu đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì phòng tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND huyện để giải quyết.

Bước 4: Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí, hai bên nam/nữ phải có mặt tại trụ sở UBND, người làm công tác hộ tịch có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp với cả hai bên nhằm kiểm tra và xác định việc họ tình nguyện kết hôn và khả năng giao tiếp với nhau. Yêu cầu này có thể khác nhau tuỳ từng địa phương.

Nếu hai bên đều tự nguyện kết hôn thì người công tác sẽ ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam,/nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn. Sau ba ngày làm việc kể từ ngày chủ tịch UBND huyện ký giấy chứng nhận kết hôn, phòng tư pháp sẽ trao giấy chứng nhận kết hôn.

Mất bao lâu để đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thời gian từ lúc nhận đủ hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký đến lúc nhận Giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài tối đa là 13 ngày làm việc. Tuy thế trên thực tế, còn tùy từng trường hợp, thời gian đăng ký kết hôn với người nước ngoài có thể sẽ khác nhau.

Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoại tại UBND cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Như vậy, mức lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài không được quy định thống nhất, mức phí của mỗi địa phương có thể sẽ khác nhau, như trung bình thông thường các địa phương thu lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài dao động từ 1.000.000 – 1.500.000đ.

Trên đây là Cách để đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Để được hổ trợ hoặc có vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
  • Hot line: (+84) 916 545 618
  • Email: contact@cnccounsel.com 

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Website:

Share

cnclicense

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft