Hợp đồng tiền hôn nhân, có được phép lập hay không?

Hợp đồng tiền hôn nhân đã xuất hiện từ sớm và không còn là điều mới lạ với nhiều quốc gia trên thế giới. Phần lớn các quốc gia trên thế giới hiện nay đều có những quy định cụ thể về thỏa thuận này, tiêu biểu như: Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Bỉ, Trung Quốc.

Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta đây là một khía cạnh còn khá mới mẻ vì nó chưa được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Vì còn khá mới mẻ nên chưa có nhiều bài viết, nghiên cứu về khía cạnh này.

Thông thường sẽ bắt gặp cụm từ như “ Hợp đồng tiền hôn nhân” và đây chỉ là một cách gọi mang tính quy ước để chỉ một văn bản thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến giải quyết tài sản. Sở dĩ hiện nay Việt Nam chưa quy định loại hợp đồng này trong luật do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong số đó là do yếu tố về đạo đức, yếu tố về văn hóa – xã hội.

Hợp đồng tiền hôn nhân

Định nghĩa

Thỏa thuận là gì? Thỏa thuận được hiểu là sự nhất trí chung của các bên về vấn đề, sự việc nào đó từ đó xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên.

Vậy thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng là một giao dịch dân sự được thỏa thuận bằng văn bản được giao và ký kết bởi các cặp đôi nam nữ trước khi tiền hành kết hôn, nó quy định về những điều sẽ xảy ra với tài sản.

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng tiền hôn nhân

Ưu điểm

  • Tài sản chung và tài sản riêng sau khi kết hôn sẽ được phân định rõ ràng, cụ thể.
  • Vợ chồng được tự do, chủ động trong việc sử dụng tài sản của mình.
  • Khi ly hôn, Tòa án sẽ ưu tiên giải quyết tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận của các bên.

Nhược điểm

  • Việc thỏa thuận tài sản trước hôn nhân sẽ làm ảnh hưởng tới tình cảm của các cặp vợ chồng.

Có được lập thỏa thuận tiền hôn nhân không?

Phần lớn các quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay đều quy định khía cạnh về tài sản của vợ chồng: theo pháp luật và theo thỏa thuận. Trong khu vực, Trung Quốc trước đây không có quy định khía cạnh về tài sản nam nữ trước hôn nhân theo thỏa thuận và nay đã công nhận khía cạnh này.

Trong đó, Nhật bản cũng là một quốc gia vốn nặng nề về truyền thống cộng đồng và gia đình cũng đã có quy định về thỏa thuận của nam nữ trước hôn nhân đối với tài sản. Và ở Việt Nam thì nhà nước chưa có bất kì quy định, định nghĩa cụ thể nào về thỏa thuận tiền hôn nhân.

Tuy nhiên có thể xem đây là một dạng thỏa thuận mang tính ràng buộc về trách nhiệm của nam nữ sau khi kết hôn. Tại Khoản 1 Điều 28, Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cho phép vợ chồng được quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo pháp luật hoặc theo chế độ tài sản đã thỏa thuận. Quy định này được xem như một điểm mới tiến bộ trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 .

Việc nam nữ có nguyện vọng lập thỏa thuận tiền hôn nhân, thỏa thuận về chế độ tài sản trước hôn nhân giúp cho tài sản của nam nữ được phân định rạch ròi, sòng phẳng về tài sản chung; riêng nghĩa vụ trả nợ của các bên.

           

Điều kiện về hình thức

Đặc điểm của thỏa thuận tiền hôn nhân

Thỏa thuận chế độ xác lập tài sản của vợ, chồng

Thỏa thuận về phân chia tài sản

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cho phép các cặp vợ chồng được thỏa thuận chế độ tài sản trước khi đăng kí kết hôn. Tuy nhiên trong quá trình sinh sống, nếu một trong hai vợ chồng không tuân thủ nội dung đã thỏa thuận hoặc vi phạm một trong các quy định về nguyên tắc chung chế độ tài sản, quyền và nghĩa vụ vợ, chồng trong việc đáp ứng như cầu thiết yếu của gia đình hoặc nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng đến quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác trong gia đình thì chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng bị vô hiệu.

 

Điều kiện về nội dung

Điều kiện về chủ thể tham gia thỏa thuận

Chủ thể giao kết hợp đồng tiền hôn nhân phải trên tinh thần tự nguyện. Vì đây là việc cụ thể hóa nguyên tắc tự do ý chí của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, để đánh giá có tự nguyện hay không cần dựa vào nhiều yếu tố để xem xét, yếu tố dễ nhận thấy nhất là khi xuất hiện tranh chấp. Trường hợp các bên không có tranh chấp, thì có thể suy đoán là tự nguyện. Còn trường hợp không tự nguyện có thể dựa trên các cơ sở sau: hợp đồng xác lập do giả tạo; do bị nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

Ngoài ra chủ thể khi tham gia thỏa thuận cần phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập. Mục đích của giao dịch này không vi phạm các điều mà pháp luật cấm, không được làm trái đạo đức xã hội.

 

Điều kiện về chủ thể tham gia đăng kí kết hôn

Đối với nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Và Nhà nước ta không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới (nam với nam, nữ với nữ). Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Không bị mất năng lực hành vi dân sự. Việc kết hôn không thuộc trong các trường hợp cấm kết hôn.

Vì thỏa thuận tiền hôn nhân là một giao dịch dân sự và pháp luật Việt Nam có quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân trừ những giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Người đại diện theo pháp luật có thể là cha, mẹ thì giao dịch mới có hiệu lực.

Do vậy, trường hợp đặt ra cho nam từ đủ 18 tuổi và nữ từ đủ 17 tuổi thì có được thỏa thuận tiền hôn nhân hay không? Dựa theo những căn cứ nêu trên thì trường hợp này chủ thể tham gia thỏa thuận sẽ được công nhận, chứng thực nếu tài sản chúng ta đang nói không là bất động sản hay động sản.

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có với tài sản hình thành trong tương lai”.

Do đó chúng ta có thể tự do xác lập thỏa thuận này khi chưa đủ 18 tuổi.

Bên cạnh đó, để đảm bảo bên thứ ba có đầy đủ thông tin khi thực hiện giao kết hợp đồng với vợ chồng, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực và trong giao dịch với người thứ ba, vợ chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết.

Nếu một trong hai người vợ hoặc chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được xem là người thứ ba ngay tình và được bảo vệ quyền và lợi ích theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Điều kiện về tài sản chung và tài sản riêng

Tài sản chung

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản riêng

  • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Mặc dù pháp luật có các quy định về tài sản chung tài sản riêng. Tuy nhiên để xác định được tài sản riêng trong thời kì hôn nhân là việc khó. Do đó, để xác định có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng cần phải chứng minh.

Ý nghĩa

Thỏa thuận tiền hôn nhân giúp giảm được các tranh chấp khi các cặp vợ chồng tiến hành ly hôn. Đây là cơ sở để Tòa án phân chia tài sản, con cái,.. một cách nhanh chóng, công bằng, tránh việc đi lại nhiều do các bên đã thỏa thuận rõ từ trước.

Giúp các cặp vợ chồng bảo vệ lợi ích tối đa đối với tài sản riêng trước hôn nhân một cách tự do không bị ràng buộc mà vẫn bảo vệ được lợi ích của bản thân một cách tối đa nhất.

Hạn chế ảnh hưởng tối đa đến vợ hoặc chồng trong hoạt động kinh doanh riêng của từng chủ thể, tự chủ được tài chính tránh xảy ra rủi ro ảnh hưởng đến kinh tế chung.

 

Câu hỏi thường gặp

Có thể chứng minh được tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?

Mặc dù pháp luật có các quy định về tài sản chung tài sản riêng. Tuy nhiên để xác định được tài sản riêng trong thời kì hôn nhân và việc khó.

Do đó, để xác định có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng cần phải chứng minh. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. [6] Để được xem là tài sản riền thì vợ hoặc chồng phải có minh chứng như bổ sung một số các căn cứ sau:

  • Phải chứng minh được đây là tài sản hình thành trước hôn nhân thông qua các loại hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ về việc mua bán, tặng cho… có được trước khi kết hôn;
  • Tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã được phân chia tài sản chung vợ chồng thông qua các văn bản phân chia tài sản chung vợ chồng. Trong đó, việc chia tài sản này phải được thể hiện thông qua văn bản, có thể được công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc pháp luật.
  • Cung cấp được các giấy tờ liên quan đến việc thừa kế, tặng cho, chia riêng;
  • Xuất trình bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác…

Tùy vào từng trường hợp, vợ chồng đang có những loại giấy tờ gì để xuất trình với cơ quan có thẩm quyền khi yêu cầu chia tài sản chung và xác định tài sản riêng

Vấn đề về khoản tiết kiệm sau khi ly hôn

Theo quy định về tài sản chung được nêu ở trên thì quyền sử dụng đát mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ, chồng trừ trường hợp được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Về tiền tiết kiệm, thì có những trường hợp sau:

  • Trường hợp thứ nhất: Tiền tiết kiệm tại ngân hàng là khoản tiền được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, do vợ, chồng cùng nhau tạo lập thì có thể xác định đây là tài sản chung của hai người. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung. Do đó, nếu ly hôn, theo quy định pháp luật thì tài sản về nguyên tắc sẽ chia đôi
  • Trường hợp thứ hai: Khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng là khoản tiền được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân, người khác tặng cho hoặc thừa kế riêng được xem là tài sản riêng và không phải dựa vào các yếu tố: Thời điểm hình thành, nguồn gốc hình thành

Trên đây là Hợp đồng tiền hôn nhân, có được phép lập hay không? Để được hổ trợ hoặc có vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
  • Hot line: (+84) 916 545 618
  • Email: contact@cnccounsel.com 

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Website:

 

cnclicense

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft