10 trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại?

10 trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại?

“Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định 10 trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án”. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại thông qua bài viết dưới đây của CNClicense nhé:

Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại?

Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, thì: “chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”. Cụ thể 10 trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại được quy định như sau:
  • Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
  • Trường hợp 2: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
  • Trường hợp 3: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
  • Trường hợp 4: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
  • Trường hợp 5: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
  • Trường hợp 6: Tội hiếp dâm (Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
  • Trường hợp 7: Tội cưỡng dâm (Khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
  • Trường hợp 8: Tội làm nhục người khác (Khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
  • Trường hợp 9: Tội vu khống (Khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
  • Trường hợp 10: Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

 

10 trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Ảnh minh họa – Nguồn internet

Khi người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 2, 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định hậu quả pháp lý khi người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể như sau:
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ;
– Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định 10 trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái quy định của pháp luật. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết đối với bị hại.
Lưu ý: Trong trường hợp bị hại có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nhưng trong quá trình giải quyết vụ án bị hại tự nguyện rút đơn yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại. Do đó, bị hại cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có ý định rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Anh/chị và các bạn có thể tham khảo các bài viết khác của CNClicense tại đây:

4 Đối tượng không được quyền hưởng di sản thừa kế

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CNClicense đã đồng hành cùng nhiều Khách hàng trong các vụ án hình sự. Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và tận tâm trong công việc chúng tôi luôn luôn đưa ra nhiều giải pháp pháp lý nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của Khách hàng trong mỗi vụ việc. Do đó, nếu Quý Khách hàng còn vấn đề gì chưa rõ liên quan đến nội dung tư vấn ở trên hoặc cần chúng tôi hỗ trợ tham gia giải quyết các vụ án hình sự thì đừng ngần ngại liên hệ với CNClicense để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Văn phòng 1: The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng 2 : 15/50 Đoàn Như Hài, phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng 3: 1084 Lê Văn Lương, ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft