Thủ tục nhận nuôi con nuôi năm 2024

Để đáp ứng nhu cầu nhận nuôi con nuôi của các cá nhân, gia đình mà pháp luật quy định điều kiện, thủ tục nhận nuôi con nuôi. Bài viết dưới đây sẽ trình bày để các cá nhân, gia đình hiểu rõ hơn về thủ tục này.

Nuôi con nuôi là gì?

Theo quy định, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Được hiểu như sau, Nuôi con nuôi là việc một người đã trưởng thành (hoặc một cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp) nhận một hay nhiều trẻ em không do mình trực tiếp sinh ra làm con. Việc nhận nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha, mẹ với con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, kể từ thời điểm nhận con nuôi, người nhận con nuôi có tư cách là cha, mẹ của trẻ em được nhận làm con nuôi.

  • Vy con nuôi là gì?

Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, người được chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục bởi cha, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật.

Quy đnh v nhn con nuôi

Điu kin đi vi ngưi đưc nhn làm con nuôi

Người được nhận làm con nuôi theo quy định phải là TRẺ EM DƯỚI 16 TUỔI. Tuy nhiên, người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn được nhận làm con nuôi nếu người nhận nuôi con nuôi là cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi, hay cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của hai người là vợ chồng.

Nguyên tc gii quyết vic nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi được giải quyết trên các nguyên t: khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc; Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội; Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

Điu kin nhn nuôi con nuôi

Người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các đisau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tố

Và những người sau đây không được nhận con nuôi:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ

Trách nhim tìm gia đình thay thế cho tr em

Vi trong nước cho trẻ em nhằm bảo đảm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…) có cơ hội được người trong nước nhận làm con nuôi, được nuôi dưỡng và lớn lên ngay trên đất nước mình. Từ đó, bảo đảm trẻ em có điều kiện hòa nhập tốt vào đời sống cộng đồng dân tộc, với bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo… của Việt Nam và trở thành công dân tốt cho xã hội.

Vì vậy, Luật nuôi con nuôi quy định biện pháp tìm người nhận nuôi trong nước như một biện pháp bắt buộc, trước khi giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài và về nguyên tắc được áp dụng đối với mọi trẻ em. Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được thực hiện liên thông ở 3 cấp (xã, tỉnh, trung ương). Trong thời gian thông báo tìm gia đình thay thế, nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi trong nước thì sẽ được giải quyết.

Th t ưu tiên la chn gia đình thay thế

Đối tượng điều chỉnh của Luật nuôi con nuôi là quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau cùng thường trú tại Việt Nam, cũng như quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà cả hai bên hoặc một bên định cư ở nước ngoài.

Người nhận con nuôi có thể là cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Do đó, khi một người được nhiều người xin nhận làm con nuôi, cần xem xét ưu tiên người nào có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con nuôi tốt nhất, không làm thay đổi quá nhiều môi trường sống của trẻ em. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được quy định như sau:

  • Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
  • Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
  • Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
  • Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

Điu kin yếu tc ngoài nhn nuôi con Vit Nam

Người nước ngoài là người mang quốc tịch của nước khác không phải Việt Nam và người không quốc tịch. Theo quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi có 4 trường hợp người nước ngoài được nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam:

  • Thứ nhất, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
  • Thứ hai, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
  1. Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
  2. Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
  3. Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
  4. Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
  5. Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
  • Thứ ba, Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
  • Thứ tư, Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 29, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải đáp ứng điều kiện theo pháp luật nước mà họ đang sinh sống. Đồng thời, phải đáp ứng thêm điều kiện theo luật pháp Việt Nam tại Điều 14 Luật nhận nuôi con nuôi 2010, bao gồm:

a) Họ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có tư cách đạo đức tố

b) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi và phải hơn con nuôi từ 20 tuổi.

c) Không bị hạn chế quyền làm cha, mẹ của con chưa thành niên, không phải trường hợp chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, chữa bệnh, không phải trong giai đoạn chấp hành hình phạt tù.

d) Nếu họ thuộc trường hợp là người phạm tội về các tội danh về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tính mạng và liên quan đến trẻ em thì phải đã được xóa án tích.”

Thm quyn đăng ký nuôi con nuôi

Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi; Điều 2 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP; khoản 1 Điều 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP.

Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi năm 2024
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nướ
  • Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Chm dt vic nuôi con nuôi

Thẩm quyền

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Căn c chm dt vic nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
  • Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
  • Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
  • Vi phạm một trong các hành vi bị cấm tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi.

Ngưi có quyn yêu cu chm dt vic nuôi con nuôi

Những người sau có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi:

  • Cha mẹ nuôi.
  • Con nuôi đã thành niên.
  • Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
  • Cơ quan lao động, thương binh, xã hội và Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi tại Điều 25 của Luật nuôi con nuôi 2010 trừ trường hợp con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Hệ ca vic chm dt nuôi con nuôi

  • Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Toà án có hiệu lực pháp luật
  • Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
  • Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật nuôi con nuôi được khôi phụ
  • Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyế
  • Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.

Bảo đảm quyền được biết về nguồn gốc

Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho con nuôi là người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, đất nước.

Thông báo tình hình phát triển của con nuôi

Trong thời hạn 03 năm, định kỳ 06 tháng một lần, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con nuôi thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

Trên đây là nội dung về Thủ tục nhận nuôi con nuôi năm 2024. Để được hổ trợ hoặc có vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được trả lời nhanh nhất.

Miễn trừ:

Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (+84) 28-6276 9900
  • Hot line: (+84) 916 545 618
  • Email: contact@cnccounsel.com 

Phụ trách:

  • Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
  • Điện thoại: (+84) 916 545 618
  • Email: hung.le@cnccounsel.com

Hoặc

Website:

cnclicense

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft