Cho tôi hỏi có thể vừa làm chủ tịch hội đồng quản trị vừa làm giám đốc công ty cổ phần không, quyết định bổ nhiệm giám đốc sẽ do ai ký?
Công ty cổ phần (CTCP) là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam do vậy loại hình doanh nghiệp này được khá nhiều người quan tâm và có mong muốn thành lập. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/ Tổng giám đốc CTCP là hai chức danh quan trọng, trong khi Chủ tịch Hội đồng quản trị là người điều hành hoạt động của Hội đồng cổ đông thì giám đốc là người điều hành giám sát công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Vậy người nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị có được kiêm Giám đốc trong công ty cổ phần không?
Vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa là giám đốc trong công ty cổ phần, vậy quyết định bổ nhiệm giám đốc sẽ do ai ký?
Căn cứ theo Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Giám đốc, tổng giám đốc công ty cổ phần như sau:
“1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.”
Bên cạnh đó, tại điểm i Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị công ty cổ phần như sau:
“ Điều 153. Hội đồng quản trị
…
…
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;”
Như vậy, theo quy định trên của pháp luật thì Giám đốc CTCP có thể được bổ nhiệm hoặc lựa chọn trực tiếp một thành viên của Hội đồng quản trị công ty. Việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc phải được thông qua Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Ngoài ra, người được bổ nhiệm làm Giám đốc CTCP phải đảm bảo các điều kiện, yêu cầu về năng lực chuyên môn, hành vi.
Trình tự để Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc
Bước 1: Đánh giá điều kiện
Chủ tịch Hội đồng quản trị được bổ nhiệm phải đảm bảo được các điều kiện, yêu cầu về năng lực chuyên môn, năng lực hành vi và không thuộc trường hợp cấm của pháp luật.
Bước 2: Họp Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị tổ chức họp và lấy ý kiến việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc của công ty. Việc bổ nhiệm Giám đốc được thông quan bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. (>50% ý kiến tán thành)
Bước 3: Ban hành Nghị quyết họp Hội đồng quản trị và Quyết định bổ nhiệm
Sau khi Hội đồng quản trị thông qua việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị làm Giám đốc/ Tổng Giám đốc thì công ty sẽ ban hành Biên bản họp Hội đồng quản trị, Quyết định/ Nghị quyết Hội đồng quản trị và Quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc/ Tổng Giám đốc.
Bước 4: Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp/ thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Sau khi có Nghị quyết họp Hội đồng quản trị và Quyết định bổ nhiệm công ty tiến hành thực hiện thủ tực đăng ký doanh nghiệp/ thay đổi người đại diện theo pháp luật tại Phòng Đăng ký kinh doanh -Sở kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Tôi đang chuẩn bị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên cung cấp sản phẩm rau thủy canh. Tôi dự định đặt công ty Fresh Vegetables. Cho tôi hỏi tôi có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài không? Chị Nhung ở Lâm Đồng
Tên doanh nghiệp là gì?
Tên doanh nghiệp là tên được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hay văn phòng đại diện . Tên doanh nghiệp còn được sử dụng trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu hay các ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Ngoài mục đích sử dụng trên tên doanh nghiệp còn được sử dụng để phân biệt giữa các doanh nghiệp khác.
Có được đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài không?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp như sau:
“Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.”
Theo đó, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đặt tên bằng tiếng nước ngoài và tên được dịch từ tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài bằng hệ chữ La-tinh. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài chỉ được sử dụng dưới dạng tên phụ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tên gọi của pháp nhân như sau:
“Điều 78. Tên gọi của pháp nhân
1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.
2.Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.
4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.”
Do đó, tên gọi của pháp nhân phải đáp ứng ba điều kiện sau: thể hiện bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và tên gọi phải phân biệt được so với pháp nhân khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. Vì vậy mà tên gọi Fresh Vegetables mà chị Nhung đặt chưa thỏa mãn được các điều kiện trên nên khi chị đăng ký hoạt động kinh doanh với tên này sẽ không được thừa nhận.
Cách đặt tên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp
“Điều 37. Tên doanh nghiệp
1.Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
c) Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
2. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
3. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
4. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.”
Đồng thời, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam còn quy định về những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp như sau:
“Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp 2020.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
Theo đó, để đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì Chị Nhung có thể tham khảo đặt tên doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH Thủy Canh Fresh Vegetables. Tuy nhiên, chị Nhung cần phải kiểm tra tại các đơn vị luật chuyên môn để chắc chắn rằng tên doanh nghiệp chị mong muốn được chấp nhận hay không.
Tóm lại, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đặt tên bằng tiếng nước ngoài và tên được dịch từ tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài bằng hệ chữ La-tinh. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng tên bằng tiếng nước ngoài dưới dạng tên phụ. Bên cạnh đó, để tên doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì chị Nhung có thể tham khảo tên sau: Công ty TNHH Thủy Canh Fresh Vegetables.
Tôi đang làm công an ở Huyện X trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, sắp tới tôi có dự định đầu tư góp vốn vào công ty kinh doanh dịch vụ vận tải. Vậy cho tôi hỏi Liệu công an huyện có được thành lập doanh nghiệp không? Anh Lâm ở Tp.HCM
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Cá nhân, tổ chức có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật về Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, pháp luật về doanh nghiệp cũng quy định những đối tượng không có quyền góp vốn vào doanh nghiệp. Vậy những đối tượng đó là ai?
Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:
“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1.Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2.Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
…
3.Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
…”
Thêm vào đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn như sau:
“Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
…
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
…”
Như vậy, công an là cán bộ công chức nhà nước thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 và điểm b Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì không có quyền góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, anh Lâm là công an huyện là cán bộ công chức nhà nước nên không có quyền góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Vậy, trong trường hợp cán bộ công an góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Công an góp vốn thành lập doanh nghiệp bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:
“Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.”
Như vậy, công an thuộc đối tượng cấm không được thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp nhưng vẫn thực hiện thì sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cho hành vi góp vốn, mua cổ phần và buộc phải thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo điểm b khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Tóm lại, anh Lâm là cán bộ công an huyện thuộc đối tượng cấm không được góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp. Nếu anh Lâm cố ý thực hiện hành vi góp vốn thì anh có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Chồng tôi hiện tại là quân nhân – phi công quân sự công tác tại Tp. Nha Trang, vì ở nhà làm nội trợ đã lâu nên tôi muốn mở Công ty TNHH chuyên về may mặc tại nhà (nhà tôi ở phường Y thuộc Tp. Nha Trang). Vậy tôi có thể thành lập công ty tại Tp. Nha Trang nơi chồng công tác không? Chị Linh ở Nha Trang.
Chồng là quân nhân thì vợ có được mở công ty tại địa phương nơi chồng công tác không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn như sau:
“Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
…
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
…”
Bên cạnh đó, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:
“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
…
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
…”
Như vây, quân nhân là cán bộ công chức nhà nước thuộc đối tượng quy định điểm b Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, là cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Mặc khác, chị Linh chỉ là vợ của quân nhân không thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nên chị vẫn có thể mở công ty tại địa phương mà chồng chị đang công tác (cụ thể là Nha Trang).
Công ty tôi vừa được thành lập nên còn thiếu một số vị trí như giám đốc, trưởng phòng hành chính và nhân viên văn phòng,… Vậy công ty tôi có thể bổ nhiệm vị trí giám đốc từ thành viên của hội đồng quản trị không? Chị Lan ở Đồng Nam.
Giám đốc công ty cổ phần có thể được bổ nhiệm từ thành viên của hội đồng quản trị không?
Căn cứ theo Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Giám đốc, tổng giám đốc công ty cổ phần như sau:
“1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2.Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.”
Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 còn quy định về Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần như sau:
Theo đó, Giám đốc CTCP có thể được bổ nhiệm từ một thành viên Hội đồng quản trị. Ngoại trừ, trường hợp khi công ty đó là công ty đại chúng (Điều 32 Luật chứng khoán 2019) và công ty cổ phẩn do Nhà nước năm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020). Do vậy mà công ty chị Lan có thể chọn ra một người trong HĐQT để làm Giám đốc giám sát hoạt động kinh doanh thường ngày của công ty.
Tiền lương Giám đốc công ty cổ phần có được tính vào chi phí kinh doanh của công ty không?
Căn cứ theo Điều 163 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc như sau:
“Điều 163. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc
1.Công ty có quyền trả thù lao, thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị, trả lương, thưởng cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2.Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả theo quy định sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao và thưởng của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên;
b) Thành viên Hội đồng quản trị được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và thưởng. Tiền lương và thưởng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.
3.Thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.”
Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tiền lương của Giám đốc công ty được tính vào chi phí kinh doanh của công ty. Điều này được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty và phải báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Tóm lại, Giám đốc CTCP có thể được bổ nhiệm hoặc lựa chọn trực tiếp một thành viên của Hội đồng quản trị công ty. Việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc phải được thông qua Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Người được bổ nhiệm làm Giám đốc CTCP phải đảm bảo các điều kiện, yêu cầu về năng lực chuyên môn, hành vi.
Hiện tại, tôi là chủ doanh nghiệp tư nhân ở Tp.Dĩ An. Tuy nhiên, sau một thời gian kinh doanh bị hạn chế trong một số giao dịch. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần không? Anh Nghĩa ở Dĩ An
Đặc điểm chung của Doanh nghiệp tư nhân?
Căn cứ theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về một số đặc điểm của Doanh nghiệp tư nhân như sau:
“1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Đây là một loại hình doanh nghiệp nhỏ do cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Cá nhân đó vừa là chủ vừa là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một người đại diện.
Điều này là một trong số những nguyên nhân dẫn đến việc DNTN không được phép phát hành chứng khoán dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó, DNTN bị hạn chế khi kêu gọi góp vốn mở rộng kinh doanh. Vậy để huy động mở rộng vốn kinh doanh DNTN có thể chuyển đổi trực tiếp thành những loại hình doanh nghiệp khác không?
Vậy doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi trực tiếp thành những loại hình doanh nghiệp khác không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về việc chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh như sau:
“1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.”
Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật về doanh nghiệp quy định thì DNTN có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân. Do vậy mà anh An có thể chuyển đổi trực tiếp từ DNTN thành CTCP.
Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có phải trả các khoản nợ của mình trước đó không?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần như sau:
“3. Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
Theo đó, sau khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tham khảo bài viết về 5 loại hình doanh nghiệp: https://cnclicense.com/cac-loai-hinh-doanh-nghiep/
Tóm lại, chủ doanh nghiệp được quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề cũng như định hướng phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân cần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định theo Luật Doanh nghiệp 2020, thì DNTN có thể chuyển đổi trực tiếp thành công ty cổ phần. Bên cạnh đó, để đảm bảo đáp ứng đầy đủ thủ tục mà pháp luật về doanh nghiệp quy định thì công ty có thể liên hệ làm việc với các đơn vị luật chuyên môn để được tư vấn về trình tự thủ tục và hồ sơ giấy phép xin chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Sắp tới tôi dự định sẽ thành lập 1 công ty TNHH để kinh doanh. Vậy tôi có thể dùng một trong những căn chung cư tôi có để làm trụ sở của công ty không? Vì sao? Chị Huệ ở Quận 2.
Căn cứ theo, Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 có quy định về khái niệm nhà chung cư như sau:
Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Theo đó, căn hộ chung cư có những đặc điểm sau:
Có thể đặt trụ sở kinh doanh tại nhà chung cư được không?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp như sau:
“Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”
Như vậy, có thể thấy pháp luật về doanh nghiệp hiện nay chưa có quy định nào cấm việc công ty đặt trụ sở chính tại nhà chung cư.
Ngoài ra, Điều 3 Thông tư 02/2016/TT-BXD có quy định về 02 loại nhà chung cư như sau:
Từ những quy định trên có thể thấy, nhà chung cư sử dụng vào mục đích hỗn hợp mà có phân định khu vực để sử dụng cho mục đích kinh doanh, thương mại riêng và có khu vực để ở riêng thì công ty được phép đặt trụ sở chính tại các căn hộ chung cư thuộc phần diện tích có mục đích kinh doanh, thương mại.
Tóm lại, Chị Huệ có thể thành lập công ty và đặt trụ sở tại nhà chung cư. Tuy nhiên, khi lựa chọn trụ sở chính để đặt công ty thì chị cần tránh lựa chọn căn hộ thuộc nhà chung cư có mục đích sử dụng là để ở.
Cho em hỏi người lao động đã thử việc 02 tháng nhưng không đạt yêu cầu thì công ty có thể ký tiếp hợp đồng thử việc cho công việc khác với người lao động không? Bạn Đức ở Hưng Yên.
Hợp đồng thử việc là gì?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động thì hiện nay pháp luật về lao động không có quy định về khái niệm của hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về khái niệm thử việc như sau:
“Điều 24. Thử việc
1.Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3 Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Theo đó, thử việc có thể hiểu là khoảng thời gian ngắn để người sử dụng lao động đánh giá năng lực, trình độ, ý thức,… của người lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức. Thông qua thời gian thử việc, người sử dụng lao động có thể đánh giá được năng lực cũng như hiệu quả công việc mà người lao động mang lại. Như vây, người thử việc có thể được hiểu là người đang trtong quá trình thử việc mà nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động, hoặc thử việc thông qua hợp đồng thử việc.
Quy định về thời gian thử việc
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 còn quy định về thời gian thử việc như sau:
“Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2.Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3.Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4.Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Theo đó, doanh nghiệp và người lao động chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc, tùy thuộc vào độ khó của từng công việc mà doanh nghiệp và người lao động có thể tự thỏa thuận về thời gian thử việc. Việc này được thực hiện thông qua hợp đồng thử việc hoặc ghi nhận một số điều khoản về thử việc tại hợp đồng lao động. Ngoài ra, tiền lương thử việc mà người lao động được trả ít nhất bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó. (Điều 26 Bộ luật Lao động 2019)
Tóm lại, pháp luật về lao động không cấm doanh nghiệp cho người lao động thử việc nhiều lần cho nhiều công việc khác nhau trong cùng một doanh nghiệp. Vì vậy mà mà người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền ký nhiều hợp đồng thử việc với nhiều công việc khác nhau với người lao động. Trong trường hợp, người lao động hết thời gian thử việc mà vẫn không đạt yêu cầu của vị trí việc làm thì người sử dụng lao động vẫn có thể yêu cầu ký hợp đồng thử việc với các công việc khác mà người lao động chưa làm thử.
Bao nhiêu tuổi thì người lao động có thể tự giao kết hợp đồng lao động? Người lao động từ đủ 16 tuổi có thể làm tối đa bao nhiêu giờ trong một ngày?
Bao nhiêu tuổi thì người lao động có thể tự giao kết kết hợp đồng lao động? Vì được nghỉ hè nên em Hạnh 16 tuổi có nhu cầu đi làm thêm để phụ giúp gia đình ở một quán cà phê. Cho em hỏi em có thể làm tối đa bao nhiêu giờ trong một ngày ở quán và tiền lương theo giờ của em là bao nhiêu? Em Hạnh ở TPHCM hỏi
Lao động chưa thành niên là gì?
Căn cứ theo Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên như sau:
“1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.”
Dựa theo quy định trên thì em Hạnh 16 tuổi sẽ được xem là lao động chưa thành niên.
Bao nhiêu tuổi thì có thể ký kết hợp đồng lao động?
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“…
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
…”
Theo quy định khi giao kết hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó. Vì vậy, em Hạnh 16 tuổi sẽ được thực hiện giao kết hợp đồng lao động nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
Sử dụng người lao động chưa thành niên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên như sau:
Người lao động 16 tuổi được làm tối đa bao nhiêu giờ trong một ngày?
Căn cứ theo Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc của người chưa thành niên như sau:
“1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.”
Như vậy, em Hạnh 16 tuổi thời gian làm việc tối đa của em trong một ngày tại quán café là 08 giờ và không quá 40 giờ trong 1 tuần.
Lương làm thêm theo giờ tại TPHCM
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022 được chia thành mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ, quy định cho theo 4 vùng. Tuy nhiên, tại TPHCM tủy theo từng khu vực mà người lao động có các mức lương tối thiểu làm theo giờ khác nhau.
Vùng 1 có mức lương làm thêm giờ là 22.500 đồng/ giờ bao gồm:
+ Thành phố Thủ Đức;
+ Các quận: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Thạnh, Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân, Phú Nhuận, Gò Vấp.
+ Các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.
– Vùng II (huyện Cần Giờ) có mức lương làm thêm giờ là 20.000 đồng/giờ.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2022 sẽ bắt đầu áp dụng mức lương tối thiểu giờ cho người làm thêm, bán thời gian theo giờ theo quy định mới tại Hà Nội và TP.HCM.
Tóm lại, em Hạnh sẽ được làm thêm ở quan café nếu có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (như cha, mẹ,…) . Bên cạnh đó, mỗi tuần em không được làm quá 40 giờ, mỗi ngày không làm quá 8 giờ và mức lương cho mỗi giờ làm sẽ tùy thuộc vào quận/ huyện nơi mà quán café kinh doanh.
Tôi hiện đang mang bầu 2 bé được 7 tháng, trong quá trình làm việc vợ chồng tôi có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cho tôi hỏi vợ chồng tôi có 2 bé vậy có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không? Chị Thảo ở Quảng Trị hỏi
Lao động nữ sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không?
Hiện nay, Luật bảo hiểm xã hội 2014 chưa ghi nhận trường hợp lao động nữ khi sinh đôi sẽ được hưởng gấp đôi bảo hiểm. Tuy nhiên các ba mẹ, sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm nhiều hơn so với trường hợp sản phụ sinh 1 con.
Một số quyền lợi về chế độ thai sản dành cho lao động nữ sinh đôi bao gồm:
Về thời gian nghỉ sinh
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về Thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Theo đó, thời gian nghỉ thai sản khi sinh con lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai, cứ mỗi con thì lao động nữ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng. Do đó, đối với trường hợp sinh đôi của chị Thảo thì chị sẽ được nghỉ 07 tháng. Nếu sinh ba thì thời gian nghỉ thai sản của chị là 08 tháng. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 còn có quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Nếu lao động sinh đôi đã nghỉ hết 07 tháng thai sản và trở lại làm việc nhưng sức khỏe chưa phục hồi sẽ được nghỉ tiếp chế độ dưỡng sức với thời gian nghỉ tối đa là 10 ngày (căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Về mức hưởng chế độ thai sản
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về Mức hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”
Mức hưởng chế độ thai sản 01 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Theo đó, khi chị Thảo sinh đôi thì lao động nữ sẽ được nghỉ thai sản 07 tháng. Tuy nhiên thì chị sẽ không được nhận gấp đôi tiền thai sản, mà mỗi tháng chị Thảo nghỉ thai sản sẽ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ.
Thời gian nghỉ chế độ dưỡng sức sau thai sản
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
“2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.”
Như vậy, lao động nữ khi sinh đôi sau khi nghỉ hết 07 tháng thai sản và trở lại làm việc. Bên cạnh đó, nếu sức khỏe của lao động nữ chưa hồi phục sẽ được tiếp tục chế độ nghỉ dưỡng sức với thời gian tối đa không quá 10 ngày. Trong khi lao động nữ sinh một con chỉ được nghỉ tối đa 05 ngày (nếu sinh thường) hoặc tối đa 07 ngày (nếu sinh mổ).
Về tiền chế độ thai sản
Mức trợ cấp một lần khi sinh con
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Theo quy định trên thì khoản tiền duy nhất mà lao động nữ khi sinh đôi được hưởng gấp đôi so với trường hợp sinh một con.
Vậy với trường hợp sinh đôi, lao động nữ được hưởng trợ cấp 01 lần = 4 x Mức lương cơ sở. (Mức lương cơ sở hiện tại theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1,490,000 x 4 = 5,960,000 đồng. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/07/2023 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1,800,000 đồng thì mức hưởng trợ cấp lao động nữ sẽ được nhận = 1,800,000 x 4 = 7,200,000 đồng).
Với trường hợp sinh một con, lao động nữ được cấp 1 lần = 2 x Mức lương cơ sở.
Bên cạnh việc lao động nữ sinh đôi được hưởng thời gian nghỉ dài hơn thì lao động nữ còn nhận được tiền chế độ thai sản nhiều hơn. Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền trợ cấp thai sản được tính theo số tháng nghỉ chế độ với cách tính như sau:
Trường hợp sinh đôi nhận được:
Mức hưởng khi sinh đôi | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ | x | 7 tháng |
Về tiền trợ cấp dưỡng sức sau thai sản:
Với thời gian nghỉ hưởng dưỡng sức dài hơn, lao động nữ sinh đôi cũng được nhận tiền dưỡng sức sau sinh nhiều hơn. Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, tiền chế độ dưỡng sức được tính như sau:
Trợ cấp dưỡng sức khi sinh đôi = 30% x Mức lương cơ sở x 10 ngày.
Tóm lại, với trường hợp của chị Thảo khi sinh đôi thì chị sẽ được nghỉ thai sản 7 tháng. Mỗi tháng nghỉ thai sản chị sẽ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng động bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra, chị Thảo cũng nhận được trợ cấp một lần khi sinh con cụ thể là 04 lần mức lương cơ sở tại tháng chị sinh con.
Sắp tới vợ tôi sẽ sinh em bé, theo như tìm hiểu thì nếu vợ sinh thường thì tôi sẽ được nghỉ 5 ngày. Nhưng nếu trong 5 ngày có 1 ngày chủ nhật thì tôi có được nghỉ bù không? Anh Nam ở Lâm Đồng hỏi.
Lao động nam được nghỉ khi nào
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam được nghỉ thai sản trong 02 trường hợp là khi vợ sinh con hoặc khi thực hiện biện pháp triệt sản.
Trường hợp nghỉ thai sản do thực hiện biện pháp triệt sản
Căn cứ theo Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
“Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Trường hợp nghỉ thai sản do vợ sinh con:
Căn cứ theo Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về Thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
“…
2.Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
…
7.Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”
Trong trường hợp trên anh Nam sẽ được nghỉ làm theo diện nghỉ thai sản do vợ sinh con và thời gian nghỉ của anh là 05 ngày làm việc khi vợ anh sinh thường, 07 ngày nếu vợ anh sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi. Theo đó, khi ngày nghỉ thai sản trúng vào ngày lễ, ngày nghỉ hằng tuần (có thể là chủ nhật hoặc tùy thuộc vào quy định của công ty) thì anh sẽ được nghỉ bù tổng số ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng tuần trên.
Khi nghỉ thai sản, lao động nam được thanh toán quyền lợi như thế nào?
Khi nghỉ thai sản lao động nam vẫn sẽ nhận được tiền trợ cấp lương tương ứng với số ngày nghỉ theo quy định. Cụ thể, số tiền trợ cấp được tính theo Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
Trường hợp nghỉ thai sản nam do có vợ sinh con:
Tiền thai sản khi vợ sinh con |
Mức bình quân tiền lương tháng động bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ | Số ngày nghỉ | ||||
= | : | 24 | x | |||
Tiền thai sản nam sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả với điều kiện là doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng hạn.
Thời gian giải quyết hồ sơ và chi trả tiền chế độ là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Tóm lại, trong trường hợp trên nếu công ty anh Nam làm việc quy định ngày chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần thì thời gian nghỉ thai sản của anh sẽ được nghỉ bù thêm 1 ngày sau đó.
Gia đình tôi mới tuyển người giúp việc để chăm em bé và dọn dẹp nhà cửa. Chị Lan là người quen do họ hàng giới thiệu nên vợ chồng tôi không làm hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng miệng. Vậy cho tôi hỏi việc thỏa thuận bằng miệng của vợ chồng tôi và chị Lan có giá trị pháp lý không? Chị Thu ở Sài Gòn hỏi
Hình thức hợp đồng lao động
Căn cứ theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau:
– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản;
– Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;
– Hợp đồng được giao kết bằng lời nói.
Bên cạnh đó căn cứ theo Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng là người giúp việc gia đình như sau:
“1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
Theo đó, bắt buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là giúp việc gia đình.Vì vây, thỏa thuận bằng miệng của gia đình chị Thu và chị Lan (người giúp việc) sẽ không có giá trị pháp lý. Do đó, hai bên cần làm một bản hợp đồng để ghi nhận các thỏa thuận.
Giao kết hợp đồng lao động bằng miệng đối với người giúp việc có bị xử phạt không?
Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 và khoản 5 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì mức xử phạt vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
“ Điều 30. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
1.Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình;
…
5.Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
…”
Như vậy, Người sử dụng lao động giao kết hợp đồng bằng miệng đối với lao động là người giúp việc gia đình sẽ bị xử phạt:
– Phạt cảnh cáo;
– Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc.
Trong trường hợp này, nếu chị Thu và chị Lan không thỏa thuận để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản thì sẽ bị phạt cảnh cáo và buộc hai bên phải giao kết hợp đồng bằng văn bản.
Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
“1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động phải có các nghĩa vụ sau đối với lao động là người giúp việc gia đình: thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động; trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình; bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận; tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp; trả tiền tàu xe khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Tóm lại, việc giao kết hợp đồng lao động với người lao động là người giúp việc gia đình không được giao kết hợp đồng miệng mà người sử dụng lao động và người lao động cần phải giao kết hợp đồng lao động. Nếu người sử dụng lao động cố tình giao kết hợp đồng miệng với người lao động thì sẽ bị xử phạt đúng theo quy định của pháp luật. Do đó chị Thu và chị Lan cần thỏa thuận và kí kết hợp đồng lao động mới bằng văn bản để phù hợp với pháp luật về lao động.
Sắp tới là lễ Quốc khánh 2/9 người lao động sẽ được nghỉ 04 ngày làm việc. Tôi có một tiệm cà phê ở Đà Lạt, dự đoán sắp tới quán tôi sẽ đón một lượng khách nhất định. Không biết là tôi có thể yêu cầu nhân viên làm việc vào ngày lễ, Tết không? Nếu làm như vậy liệu tôi có bị phạt hay vi phạm pháp luật không? Chị Hoa ở Đà Lạt
Những ngày nghỉ lễ, Tết mà người lao động được hưởng
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật lao động 2019 có quy định các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:
“Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1.Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2.Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3.Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này ”
Theo đó, ngày quốc khánh 2/9 tới người lao động sẽ được nghỉ 3-4 ngày và được hưởng nguyên lương. Nếu công ty muốn người lao động làm việc trong những ngày nghỉ trên thì phải được sự đồng ý của người lao động và phải trả thêm cho người lao động ít nhất 300% lương chưa kể tiền lương ngày, lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Do dịp lễ 2/9 năm nay trùng vào ngày nghỉ hằng tuần vì vậy mà người lao động được nghỉ liên tiếp 4 ngày.
Tham khảo bài viết này: Dịp lễ Quốc khánh 02/9/2023 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Trong trường hợp trên, các bạn nhân viên sẽ làm việc theo giờ nên vào những ngày nghỉ lễ nếu các bạn làm việc sẽ được hưởng ít nhất 300% lương theo đúng quy định của pháp luật tại điểm c Khoản 2 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Trường hợp các bạn muốn nghỉ lễ để đi chơi cùng gia đình thì các bạn sẽ không được hưởng lương. Tuy nhiên, chị Hoa cần thông báo đến nhân viên của quán và phải được sự đồng ý của nhân viên. Trong trường hợp, các bạn nhân viên không đồng ý làm việc vào các ngày nghỉ lễ trên mà chị ép các bạn đi làm là sai quy định pháp luật.
Công ty tôi bắt đầu làm việc vào 8h30 buổi sáng và kết thúc vào lúc 6h mỗi tối. Chúng tôi làm việc từ thứ hai đến thứ 7. Thời gian nghỉ trưa (12h00 đến 13h30) không tính vào giờ làm việc. Nếu tính theo thời gian tôi làm việc thực tế thì chúng tôi làm việc dài đến 9,5 giờ. Vậy công ty quy định thời gian làm việc như vậy có trái luật không?
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2.Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
…”
Bên cạnh đó, Điều 109 Bộ luật Lao động 2019cũng có quy định về thời giờ nghỉ ngơi như sau:
“1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2.Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.”
Theo đó, thời gian làm việc bình thường của người lao động không được quá 8 giờ/ ngày và 48 giờ/ tuần. Vào mỗi ngày làm việc người lao động có quyền nghỉ giữa giờ liên tục 30 phút với công viêc ban ngày và 45 phút đối với công việc vào ban đêm.
Thuật ngữ “làm việc liên tục 8 giờ” được hiểu là làm việc trong 8 giờ liên tục về mặt thời gian bao gồm cả thời gian nghỉ trong giờ làm việc. Như vậy, NSDLĐ đã cấn trừ 1 giờ 30 phút nghỉ trưa vào thời gian làm việc chính thức, do đó thời gian làm việc thực tế của NLĐ chỉ còn 8 giờ/ ngày là đúng với quy định của pháp luật lao động hiện hành.
Tóm lại, công ty bạn làm việc 8 giờ mỗi ngày và không quá 48 giờ/ tuần là phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam. Và thời gian làm việc mỗi ngày sẽ không bao gồm thời gian nghỉ trưa.
Chú Dũng làm bảo vệ cho một cửa hàng ăn uống, sắp tới 2/9 người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày. Nếu chú Dũng đi làm vào ngày thứ hai 4/9 là ngày nghỉ bù thì có được tính lương như đi làm vào ngày lễ, Tết không?
Những ngày nghỉ lễ, Tết mà người lao động được hưởng
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật lao động 2019 có quy định các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:
“Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1.Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2.Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3.Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này ”
Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày quốc khánh, trong đó sẽ nghỉ một ngày liền trước hoặc liền sau ngày quốc khánh.
Trường hợp nào người lao động được nghỉ bù
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ hàng tuần
“3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp”.
Tuy nhiên, năm 2023 kì nghỉ lễ Quốc Khánh người lao động sẽ được nghỉ 04 ngày trong đó bao gồm 2 ngày nghỉ lễ, 1 ngày nghỉ hằng tuần và 1 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp người lao động làm việc vào thứ 7 thì kì nghỉ lễ năm nay chỉ được nghỉ 3 ngày.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm thêm giờ như sau:
“Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ
…
Căn cứ theo quy định trên thì vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần. Nếu chú Dũng đồng ý đi làm vào ngày nghỉ bù cho ngày nghỉ lễ toàn quốc thì tiền lương của chú sẽ bằng ít nhất 200% của ngày làm việc bình thường nếu làm vào ban ngày và bằng ít nhất 270% lương ngày làm việc bình thường vào ban đêm tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, trường hợp của chú Dũng nếu chú đi làm vào ngày nghỉ bù thì chú sẽ được nhận lương ít nhất nhất bằng 200% ngày làm việc bình thường đối với công việc ban ngày.
Việc làm Part – time rất phổ biến và phù hợp với các sinh viên. Vậy có cần ký hợp đồng lao động khi làm việc Part-time không? Bạn Lâm ở Vũng tàu hỏi.
Làm việc Part – time là gì?
Part – time có nghĩa là bán thời gian. Đây là thuật ngữ thường dùng để chỉ công việc mà người lao động làm việc không trọn thời gian. Thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường chỉ làm không quá 8 tiếng/ngày và cũng không phải theo chuẩn giờ hành chính. Do thời gian linh hoạt nên số ngày làm việc trong tuần có thể ít hoặc nhiều hơn tùy theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, việc này được quy định tại Điều 32 của Bộ luật lao động năm 2019.
Làm Part – time có cần hợp đồng không?
Tại Điều 32 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định làm việc không trọn thời gian như sau:
– Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
– Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
– Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, làm việc Part – time được xem là làm việc không trọn thời gian được quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động năm 2019. Căn cứ theo quy định này thì người lao động làm việc không trọn thời gian (làm việc Part – time) là lao động có hưởng lương và bình đẳng với các lao động khác. Do đó khi làm part time, người sử dụng lao động vẫn phải ký hợp đồng với người lao động.
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng làm việc Part time:
https://cnclicense.com/lam-viec-part-time-co-can-ky-hop-dong-khong-2023/
Vợ tôi mang thai đã được 05 tháng do sức khỏe không đảm bảo nên vợ tôi đã nộp đơn xin nghỉ việc. Vậy vợ tôi có được hưởng chế độ thai sản khi đã nộp đơn xin nghỉ việc không? Vợ tôi đã động bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh. Anh Hòa ở Bến Tre hỏi
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai có bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ tết không?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Theo đó, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai bao gồm ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Lao động nữ sẽ được nghỉ để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.
Điều kiện để lao động nữ khi sinh con được hưởng chế độ thai sản
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ đang mang thai nghỉ việc vẫn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3.Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4.Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
Lưu ý: Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Do đó, trường hợp lao động nữ có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Mức tiền hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Đồng thời căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ khi sinh con được trợ cấp một lần khi sinh con và mức trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Căn cứ theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng.Với mức lương cơ sở trên lao động nữ khi sinh con sẽ được hưởng là 3.600.000 đồng.
Tóm lại, trường hợp của vợ anh Hòa dù vợ anh đã nộp đơn xin nghỉ việc trước khi sinh con nhưng có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con nên chị vẫn được hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra, chị còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.
Hồ sơ cần chuẩn bị để hưởng chế độ thai sản
Tham khảo tại link: https://cnclicense.com/quy-dinh-ve-huong-che-do-thai-san-cua-lao-dong-nu/
Thủ tục hưởng chế độ thai sản
Tham khảo tại link:https://cnclicense.com/quy-dinh-ve-huong-che-do-thai-san-cua-lao-dong-nu/
Cho em hỏi người lao động đã thử việc 02 tháng nhưng không đạt yêu cầu thì công ty có thể ký tiếp hợp đồng thử việc cho công việc khác với người lao động không? Bạn Đức ở Hưng Yên.
Hợp đồng thử việc là gì?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động thì hiện nay pháp luật về lao động không có quy định về khái niệm của hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về khái niệm thử việc như sau:
“Điều 24. Thử việc
1.Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3.Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Theo đó, thử việc có thể hiểu là khoảng thời gian ngắn để người sử dụng lao động đánh giá năng lực, trình độ, ý thức,… của người lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức. Thông qua thời gian thử việc, người sử dụng lao động có thể đánh giá được năng lực cũng như hiệu quả công việc mà người lao động mang lại. Như vây, người thử việc có thể được hiểu là người đang trtong quá trình thử việc mà nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động, hoặc thử việc thông qua hợp đồng thử việc.
Quy định về thời gian thử việc
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 còn quy định về thời gian thử việc như sau:
“Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1.Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2.Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3.Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4.Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Theo đó, doanh nghiệp và người lao động chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc, tùy thuộc vào độ khó của từng công việc mà doanh nghiệp và người lao động có thể tự thỏa thuận về thời gian thử việc. Việc này được thực hiện thông qua hợp đồng thử việc hoặc ghi nhận một số điều khoản về thử việc tại hợp đồng lao động. Ngoài ra, tiền lương thử việc mà người lao động được trả ít nhất bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó. (Điều 26 Bộ luật Lao động 2019)
Tóm lại, pháp luật về lao động không cấm doanh nghiệp cho người lao động thử việc nhiều lần cho nhiều công việc khác nhau trong cùng một doanh nghiệp. Vì vậy mà mà người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền ký nhiều hợp đồng thử việc với nhiều công việc khác nhau với người lao động. Trong trường hợp, người lao động hết thời gian thử việc mà vẫn không đạt yêu cầu của vị trí việc làm thì người sử dụng lao động vẫn có thể yêu cầu ký hợp đồng thử việc với các công việc khác mà người lao động chưa làm thử.
Em là sinh viên mới tốt nghiệp đang thử việc tại một công ty thuộc lĩnh vực Marketing. Tuy nhiên vừa qua em đột nhiên bị doanh nghiệp đuổi trước thời hạn mà không rõ lý do. Vậy cho em hỏi chủ doanh nghiệp đuổi nhân viên thử việc mà không cần báo trước có được không? Bạn Quý ở Hòa Bình.
Thời gian thử việc của người lao động kéo dài trong bao lâu?
Căn cứ theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về khái niệm thử việc như sau:
“Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3.Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 còn quy định về thời gian thử việc như sau:
“Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1.Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định củaLuật Doanh nghiệp, Luật Quảng lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2.Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3.Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4.Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Theo đó, thử việc có thể hiểu là khoảng thời gian ngắn để người sử dụng lao động đánh giá năng lực, trình độ, ý thức,… của người lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức. Thông qua thời gian thử việc, người sử dụng lao động có thể đánh giá được năng lực cũng như hiệu quả công việc mà người lao động mang lại. Có thể thấy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tính chất công việc khác nhau mà người sử dụng lao động sẽ đưa ra thời gian thử việc hợp lý với người lao động, tuy nhiên người sử dụng lao động cũng cần đảm bảo số ngày thử việc theo luật định.
Chủ doanh nghiệp có được đuổi nhân viên thử việc mà không cần báo trước hay không?
Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
“1.Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2.Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Căn cứ theo quy định trên, trong quá trình thử việc, chủ doanh nghiệp (người sử dụng lao động) hoặc người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước cho bên còn lại.
Như vậy, thử việc là một giai đoạn ngắn trước khi một người được tuyển dụng để làm việc chính thức tại một công ty hoặc tổ chức thông qua quá trình người sử dụng lao động có thể đánh giá được năng lực, trình độ, ý thức,… của người lao động. Trường hợp của bạn Quý nêu trên thì chủ công ty hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước hoàn toàn phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019.
Công ty hiện đang thiếu một số vị trí làm việc, tuy nhiên vì công việc yêu cầu trình độ kĩ thuật cao nên chúng tôi cần tuyển một số lao động nước ngoài. Vậy cho tôi hỏi, công ty tôi khi tuyển lao động nước ngoài thử việc thì có cần xin Giấy phép lao động không? Anh Khang ở Hà Nội.
Doanh nghiệp Việt Nam có được thử việc với người lao động nước ngoài không?
Căn cứ tại Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định những đối tượng được Bộ luật Lao động áp dụng bao gồm:
Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật về lao động chưa có quy định về khái niệm của hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về khái niệm thử việc như sau:
“Điều 24. Thử việc
1.Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3.Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Theo đó, thử việc có thể hiểu là khoảng thời gian ngắn để người sử dụng lao động đánh giá năng lực, trình độ, ý thức,… của người lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức. Thông qua thời gian thử việc, người sử dụng lao động có thể đánh giá được năng lực cũng như hiệu quả công việc mà người lao động mang lại. Như vây, người lao động nước ngoài cũng là một trong những đối tượng sẽ áp dụng nội dung của Bộ luật Lao động 2019. Do đó, người sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng có thể thỏa thuận nội dung thử việc với người lao động nước ngoài theo quy định của Luật này.
Lao động nước ngoài thử việc có cần xin Giấy phép lao động không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”
Theo đó, thử việc cũng là một hình thức làm việc mà trong đó người lao động nước ngoài thử việc tại Viêt Nam làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Song song với đó, căn cứ theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
“1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tạiĐiều 154 của Bộ luật này.
2.Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3.Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Theo đó, người lao động nước ngoài tại Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện theo điều kiện nêu trên. Ngoài ra, người lao động nếu không thuộc trường hợp được miễn giấy phép tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 thì phải xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan có thẩm quyền dù chỉ thử việc.
Giấy phép lao động của nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp giấy phép lao động như sau:
“Điều 10. Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1.Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
2.Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3.Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4.Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5.Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
6.Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7.Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8.Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9.Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.”
Từ đó, giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thời hạn không quá 02 năm, khi hết thời hạn này người lao động cần làm giấy xin gia hạn giấy phép.
Từ quy định trên có thể thấy, người lao động nước ngoài dù đang thử việc tại Việt Nam là một trong những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, vì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc những đối tượng được miễn cấp giấy phép lao động. Do vậy, để đảm bảo được thử việc hay làm việc lâu dài tại Việt Nam người lao động nước ngoài cần phải xin giấy phép lao động.
Tôi đang làm việc và sinh sống tại Bình Dương, quê tôi ở Nam Định. Liệu tôi có được nghỉ nhiều hơn khi có quê ở xa không? Anh Minh ở Nam Định.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ, Tết như sau:
“Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1.Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2.Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3.Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.”
Như vậy, mỗi năm người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán 05 ngày. Tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế mỗi năm mà Thủ tướng chính phủ sẽ ban hành lịch nghỉ Tết cụ thể. Từ đó, cán bộ công nhân, viên chức có thể theo dõi lịch nghỉ Tết để sắp xếp thời gian về quê vào dịp lễ này. Vậy nếu ở xa người lao động có được nghỉ nhiều ngày hơn số ngày nghỉ mà Thủ tướng quy định không?
Lịch nghỉ tết cụ thể tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/lich-nghi-tet-nguyen-dan-giap-thin-nam-2024-11923110317204931.htm.
Người lao động ở xa có được nghỉ nhiều hơn ngày nghỉ theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024?
Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ hằng năm khi người lao động làm việc đủ 12 tháng và được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Ngoài ra,
Theo đó, người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường đủ 12 tháng thì được nghỉ 12 ngày và được hưởng nguyên lương đúng theo hợp đồng lao động. Vì vậy, nếu ở xa người lao động hoàn toàn có thể lấy phép năm để được nghỉ nhiều hơn số ngày nghỉ theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán.
Người lao động ở xa ở lại làm xuyên Tết được trả tiền lương như thế nào?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2.Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3.Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Tuy nhiên, nếu người lao động ở lại làm việc vào dịp nghỉ này người lao động sẽ nhận được tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương cùng với 300% tiền lương của ngày nghỉ có hưởng lương đó.
Từ những quy định trên có thể thấy, mỗi năm vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán người lao động tại các cơ quan, xí nghiệp, công ty sẽ được nghỉ 05 ngày. Nếu người lao động muốn được nghỉ nhiều hơn số ngày đã được quy định thì người lao động có thể sử dụng phép năm để kéo dài thời gian nghỉ Tết. Ngoài ra, nếu người lao động làm xuyên Tết thì với mỗi ngày Tết người lao động làm việc sẽ được nhận 400% tiền luơng làm việc trong một ngày làm việc bình thường. Nếu làm việc vào ban đêm ngày Tết người lao động sẽ nhận được 490% tiền lương.
*Trong đó: Có 100% tiền lương của ngày nghỉ có hưởng lương, 300% tiền lương làm thêm ngày Tết, 30% tiền lương thực trả tho công việc ban đêm của ngày Tết (300%).
Năm 2016 trước khi kết hôn chồng tôi có mua một căn hộ trả góp, chồng tôi trả được một nửa thì vợ chồng tôi kết hôn. Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi cùng nhau trả một nửa tiền còn lại. Căn hộ hiện tại đang đứng tên chồng tôi. Chung sống với nhau một thời gian, chúng tôi thấy không hòa hợp nên đã tiến hành thủ tục ly hôn. Tôi muốn hỏi khi ly hôn tôi có được chia căn hộ chung cư không? Đó là tài sản chung hay tài sản riêng? Chị Khánh ở TP.HCM hỏi.
Chung cư là một trong những dạng nhà sử dụng cho mục đích ở. Nó được coi là bất động sản được tự do chuyển nhượng trên thị trường. Mà trong đó, những chủ sở hữu có quyền sở hữu đối với căn hộ của mình và quyền sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia.
Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng căn cứ theo điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
” 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
Căn cứ theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản riêng của vợ, chồng:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng căn cứ theo điều 45 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
“1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”
Về nguyên tắc ngôi nhà là kết quả giữa sự sáp nhập và trộn lẫn giữa tài chung riêng và tài sản chung của vợ chồng chị. Trong trường hợp ly hôn, nếu chị không chứng minh được số tiền chị đã góp chung với chồng thì Tòa sẽ xác định đó là tài sản riêng của chồng chị. Còn nếu chị chứng minh được phần tiền góp chung với anh chồng thì Tòa sẽ phân chia một nửa số tiền cho anh chồng và phần còn lại sẽ chia đều cho cả vợ và chồng.
Chị Hải có một người chú tên Tâm. Chú Tâm là một người hay mua vé số nhưng trước giờ ông chưa trúng lần nào cả. Vào ngày hôm qua chú Tâm đã trúng độc đắc 5 tờ vé số, biết được việc này vợ chú Tâm đã tự ý lấy vé số của chú đi đổi tiền và mua xe máy cho bản thân mà không được sự đồng ý của chú. Trong tình huống nêu trên thì tiền nhận được từ trúng số là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? Việc hành xử của vợ chú Tâm là đúng hay sai? Chị Hải ở Quảng Trị hỏi.
Tiền trúng số có phải là tài sản chung của vợ chồng hay không?
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản chung vợ chồng và các khoản thu nhập được xem là thu nhập chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân như sau:
Căn cứ theo Điều 33 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về “Tài sản chung của vợ chồng” bao gồm:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3.Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Theo đó, pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
“1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2.Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
3.Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, khoản thu nhập hợp pháp là tiền trúng số của chú Tâm phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung của vợ chồng chú Tâm.
Chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản chung của vợ chồng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2.Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
Việc làm của vợ chú Tâm trong trường hợp trên là sai và không phù hợp với quy định pháp luật tại Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Mặc dù đó là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng việc vợ chú Tâm tự ý mua xe máy từ khoản tiền trúng được mà không có sự đồng ý của chú là điều đáng trách.
Tóm lại, căn cứ theo các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP thì khoản tiền trúng số được xem là khoản thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vợ, chồng mỗi người được ½ và có quyền,nghĩa vụ như nhau trong khoản tiền đó.
Anh Lân chồng chị Minh đang chấp hành hình phạt tù 5 năm, vì cuộc sống khó khăn mà còn phải lo cho con cái nên chị Minh quyết định bán để xoay sở cuộc sống. Vậy tôi có thể bán nhà khi không có sự đồng ý của anh Lân không?
Người đi tù có bị cấm mua bán nhà không?
Người đang chấp hành hình phạt tù không bị cấm mua bán nhà mà chỉ bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước và quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước, quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân trong một số trường hợp. Cụ thể:
Vì vậy ngay cả khi đang chấp hành hình phạt tù thì phạm nhân vẫn được đảm bảo quyền có tài sản và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản thuộc quyền sỡ hữu của mình trong đó có việc mua, bán nhà và đất đai.
Chồng đang chấp hành hình phạt tù vợ có được bán nhà không?
Người đang chấp hành hình phạt tù thì không bị cấm quyền mua bán tài sản trong đó có nhà, đất nên khi đi tù, anh chồng vẫn hoàn toàn có thể được phép mua bán. Vì thế, cần xác định đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng.
Tài sản chung/riêng trong hôn nhân là gì?
Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Mặt khác, căn cứ theo Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về việc Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:
“ 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. ”
Theo đó, nếu căn nhà là tài sản riêng của vợ hoặc chồng hình thành trước thời kỳ hôn nhân thì người còn lại không có quyền định đoạt hay sử dụng nếu chưa có sự đồng ý từ trước từ đối phương. Như vậy nếu căn nhà là tài sản riêng của chị vợ thì chị sẽ không cần hỏi ý kiến của người chồng. Nếu căn nhà là tài sản riêng của người chồng thì phải do người chồng có mong muốn bán sau đó anh sẽ ủy quyền cho vợ hoặc luật sư để bán căn nhà.
Vậy nếu là tài sản chung của vợ chồng hình thành trong quá trình hôn nhân thì:
Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
Trong trường hợp căn nhà là tài sản chung của vợ chồng thì chị vợ không được tự ý bán nhà khi chồng đang chấp hành hình phạt tù, nếu chị vợ muốn bán nhà thì phải có sự đồng ý của chồng. Và chị vợ có thể thực hiện một trong hai cách sau để hoàn thành thủ tục bán nhà:
“2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.”
Do vậy, anh chồng có thể thông qua ủy quyền để trao quyền quyết định trong việc mua, bán nhà theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất đứng tên của cả hai vợ chồng.
Qua cách này người vợ có thể cùng với đại diện cơ quan công chứng đến trại giam để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Việc công chứng ngoài trụ sở cũng áp dụng cho cách 1. Nghĩa là, để lập và ký công chứng hợp đồng ủy quyền, vợ cũng phải cùng Công chứng viên đến tại trại giam mà người chồng đang chấp hành hình phạt tù để thực hiện.
Tóm lại, trong trường hợp này cần xem xét căn nhà chị vợ muốn bán là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng anh chị để khẳng định việc mua bán nhà, đất này cần có chữ ký của người đang chấp hành hình phạt tù.
Trong lễ vu quy, mẹ tôi có tặng cho tôi 10 cây vàng làm của hồi môn để đi lấy chồng. Sống chung một thời gian vợ chồng tôi thấy không hạnh phúc quyết định ly hôn, chồng tôi đòi chia 10 cây vàng vì cho đó là tài sản chung của cả 2 vợ chồng lúc làm đám cưới. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi 10 cây vàng đó là tài sản chung của tôi và chồng hay là tài sản riêng của mình tôi? Vợ chồng anh chị kết hôn năm 2015. Chị Thủy ở Nam Định hỏi.
Tài sản chung là gì?
Căn cứ theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Căn cứ theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản riêng của vợ chồng:
“1. Tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Vàng được cho trong ngày cưới là tài sản chung hay riêng?
Trường hợp 1: Thời điểm làm lễ cưới, vợ chồng anh chị vẫn chưa đăng kí kết hôn
Căn cứ vào những quy định trên, thời điểm làm lễ chị được mẹ cho của hồi môn mà anh chị chưa đăng kí kết hôn tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hai anh chị chưa phải là vợ chồng.
Do đó chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, chế độ tài sản vẫn là chế độ riêng của từng người. Thì 10 cây vàng đó là tài sản riêng của chị Thủy.
Trường hợp 2: Thời điểm làm lễ cưới, vợ chồng anh chị đã đăng kí kết hôn
Thời điểm được cho vàng vợ chồng chị đã đăng ký kết hôn, thì vàng cưới được cho trong ngày kết hôn được xem là tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Thì khi thực hiện thủ tục ky hôn, 10 cây vàng sẽ được chia cho hai người.
Tuy nhiên, lúc cho vàng cưới, mẹ của chị Thủy có nói là cho riêng con gái hoặc trong thời gian hai vợ chồng chung sống có thỏa thuận tài sản chung riêng và đã thỏa thuận 10 cây vàng đó là tài sản riêng của chị Thủy. Như vậy, 10 cây vàng trên vẫn thuộc tài sản riêng của chị Thủy, là tài sản riêng của chị Thủy thì khi ly hôn 10 cây vàng sẽ không phải chia cho chồng chị.
Nhân dịp Tết 2023, vợ chồng tôi đều nhận được tháng lương 13 cũng như một số chi phí thưởng Tết khác. Vậy cho tôi hỏi trong thời kỳ hôn nhân thì tiền thưởng của vợ hoặc chồng là tài sản chung hay tài sản riêng?
Tiền thưởng là gì? Tiền thưởng của vợ hoặc chồng là tài sản chung hay tài sản riêng?
Căn cứ theo quy định pháp luật về lao động hiện hành không có quy định cụ thể về tiền thường. Tuy nhiên có thể hiểu
Tiền thưởng được hiểu là khoản tiền mà người lao động được thưởng dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Các cơ chế thưởng sẽ do người sử dụng lao động quyết định và được công khai công bố tại nơi/trụ sở làm việc.
Trong đó, Điều 9 Nghị định 123/2014/NĐ-CP có quy định về thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bao gồm:
Căn cứ theo quy định trên thì tiền thưởng thuộc một trong các khoản thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân của một trong hai bên vợ chồng. Vì vậy, tiền thưởng là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trước đó hai bên có thỏa thuận khác. Thỏa thuận về tài sản của hai bên phải được lập thành văn bản. Vậy vợ chồng có nghĩa vụ gì chung về tài sản?
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:
Như vây, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng được hiểu là việc vợ, chồng phải cùng nhau chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá cho người có quyền hay nói cách khác, cả hai vợ, chồng phải cùng chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với bên có quyền.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
Như vây, thời điểm có hiệu của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như: tại thời điểm được ghi trong văn bản thỏa thuận, tại thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản thỏa thuận, kể từ ngày có quyết định của Tòa án hiệu lực pháp luật,…
Tóm lại, tiền thưởng là một trong các khoản thu nhập hợp pháp được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tôi và chồng đã ly thân đến nay được một năm và đang làm đơn ly hôn để nộp Tòa án. Tuy nhiên, chồng tôi đã qua đời vì tai nạn giao thông vào tháng trước. Chồng tôi chết không để lại di chúc – chúng tôi chưa có con, vậy tôi có được thừa kế di sản của anh ấy để lại không? Chị Ly ở Khánh Hòa
Ly thân là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm ly thân. Tuy nhiên, có thể hiểu ly thân là trạng thái của một cặp vợ chồng đã hết tình cảm và không còn chung sống với nhau nhưng họ chưa thực hiện các thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.
Ly thân có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 3, khoản 1 Điều 57, Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ:
– Ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật
– Thời điểm vợ hoặc chồng chết
Trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm chấm dứt quan hệ vợ chồng được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
…”
“Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn
1.Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
… “
Và
“Điều 65. Thời điểm chấm dứt hôn nhân
Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.”
Theo đó, việc ly thân hiện nay sẽ không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, trong thời gian ly thân vợ, chồng vẫn phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quan hệ giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật.
Ly thân thì có được hưởng thừa kế từ chồng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác như sau:
“ 1.Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2.Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3.Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.”
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định về những đối tượng không được quyền hưởng di sản tại Điều 621
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2.Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”
Theo đó, các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế, trừ trường hợp người để lại di sản thừa kế biết hành vi của người đó nhưng vẫn để cho họ hưởng di sản thừa kế. Vì vậy, chị Ly là vợ và không thuộc những đối tượng nêu trên nên vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Tóm lại, ly thân chưa làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Do đó, chị Ly là người sẽ được hưởng di sản thừa kế từ chồng theo hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật.
Chồng tôi đột ngột qua đời nên không để lại di chúc. Tuy nhiên, mẹ chồng không muốn chia tài sản của chồng cho tôi và con gái nhưng tôi không đồng ý vì đât là tài sản chung của vợ chồng tôi. Vậy cho tôi hỏi, mẹ chồng, tôi và con gái ai là người được thừa kế theo pháp luật? Chị Hoa ở Long AnTrường hợp nào thì được thừa kế theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2.Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Theo đó, trường hợp người để lại di sản chết mà không để lại di chúc thì những đối tượng thừa kế sẽ được nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Mặt khác, chồng chị Hoa chết mà không để lại di chúc nên căn cứ theo quy định trên thì những người được thừa kế sẽ được nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Vậy ai là những đối tượng được thừa kế theo pháp luật?
Những đối tượng được thừa kế tài sản theo pháp luật?
Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những đối tượng được thừa kế theo pháp luật gồm:
Như vây, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết là những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật. Do đó, chị Hoa, mẹ chồng và con gái là những đối tượng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Tài sản của vợ chồng được giải quyết như thế nào trong trường hợp một bên chết?
Căn cứ theo Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:
“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
Từ quy định trên, khi một bên vợ, chồng chết mà không để lại di chúc thì số tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi hoặc chia theo sự thỏa thuận trước đó của hai bên. Ngoài ra, số di sản của bên chết sẽ được chia theo pháp luật.
Tóm lại, trường hợp chồng chị Hoa chết mà không để lại di chúc nên chị Hoa, mẹ chồng và con gái là những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất được nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, vì tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ chia đôi hoặc chia theo sự thỏa thuận trước đó của hai bên. Để được phân định tài sản chính xác nhất chị Hoa và mẹ chồng có thể tham khảo tư vấn tại một số văn phòng luật.
Tôi và chồng hiện đang sinh sống ở Quận 7 – chồng tôi là người nước ngoài. Ngoài căn hộ đang sinh sống ở quận 7 vợ chồng tôi còn có một số mảnh đất và căn hộ ở các quận khác đều do tôi đứng tên. Nay cần tiền để kinh doanh tôi có thể bán đất là tài sản chung mà không cần chồng ký tên không? Chị Oanh ở Tp.HCM.
Vợ bán đất là tài sản chung của vợ chồng thì chồng là người nước ngoài có cần ký tên không?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
Như vậy, tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản chung do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp khác được pháp luật quy định cụ thể; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Ngoài ra, còn có quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn cũng được xem là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp quyền sử dụng đất đó được nhận thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tải sản riêng.
Nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng ra sao?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:
“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4.Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng được hiểu là vợ, chồng phải cùng nhau chuyển giao quyền, tiền hoặc các loại giấy tờ có giá khác cho người nhận chuyển nhượng.
Theo đó,các giao dịch về tài sản chung của vợ, chồng cần phải có đủ cả hai, khi thiếu một trong hai bên thì hợp đồng chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực.
Tài sản chung của vợ chồng được đưa vào kinh doanh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản của vợ chồng được đưa vào kinh doanh như sau:
“Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng muốn đưa tài sản chung vào kinh doanh thì hai bên cần phải lập một văn bản thỏa thuận. Từ đó, khi một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó.
Căn cứ theo, tính huống trên quyền sử dụng đất cũng các căn hộ là tài sản chung của vợ chồng chị Oanh có được sau khi kết hôn. Do vậy, khi chị Oanh muốn chuyển nhượng miếng đất thì cần phải có chữ ký của cả hai vợ chồng thì mới có thể thực hiện giao dịch.
Mặt khác, nếu trước đó chồng chị Oanh đã thành lập văn bản xác nhận từ chối quyền và nghĩa vụ đối với miếng đất đó cũng như để cho chị đứng tên thì khi thực hiện các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng mảnh đất thì không cần phải có chữ ký của chồng chị.
Một lưu ý khác: Trường hợp mảnh đất chỉ do một mình vợ hoặc chồng đứng tên thay cho bên còn lại thì không đồng nghĩ với ciệc mảnh đất đó là tài sản riêng của một trong hai bên vợ hoặc chồng. (căn cứ theo Khoản 2 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
Hai vợ chồng tôi đều đi làm và có tiền lương. Tuy nhiên, chồng tôi thường lấy tiền lương để sử dụng riêng cho bản thân mà không hỏi ý kiến của tôi. Vậy cho tôi hỏi tiền lương là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? Chị Ly ở Bình Dương
Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
Theo đó, tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản chung do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp khác được pháp luật quy định cụ thể; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:
Ngoài ra, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 còn quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1.Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Như vậy, những tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn, được tặng cho, thừa kế riêng,… là tài sản riêng của vợ chồng. Do đó, tiền lương là thu nhập được tạo ra từ việc lao động, sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân nên đó là tài sản chung của vợ và chồng.
Tóm lại, căn cứ theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tiền lương là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tiền lương vẫn có thể được xem là tài sản riêng như: Khi hai bên vợ chồng có văn bản thỏa thuận về tài sản chung và riêng trước hôn nhân; khi phân chia tài sản chung vợ chồng,… Để biết thêm chi tiết cũng như được giải đáp các vấn đề pháp lý nêu trên quý Anh/ Chị có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam.
Cụ thể đầu năm 2022, mẹ tôi qua đời. Cha tôi đã mất 10 năm trước. Trước khi mẹ tôi mất có nằm viện 2 tháng, vợ chồng anh trai không vào thăm cũng như chăm sóc bà cho đến thời điểm bà mất. Thời gian trước khi mẹ tôi nằm viện, bà đã ở cùng vợ chồng anh trai mẹ tôi. Trong thời gian đó mẹ tôi thường bị anh trai tôi thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Mẹ tôi chết không để lại di chúc. Vậy cho tôi hỏi việc anh trai tôi không chăm sóc cho mẹ khi đau ốm cũng như bị bạo hành khi ở chung thì có được hưởng di sản không? Chị An ở Tây Nguyên đã đặt câu hỏi?
Khi mẹ chị An qua đời không để lại di chúc thì di sản sẽ được thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế.
Vậy hàng thừa kế là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 hàng thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
“1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Do vậy, sau khi mẹ chị mất chị An và anh trai sẽ được nhận phần di sản do bà để lại nếu cha mẹ đã mất.
Nghĩa vụ nuôi dưỡng là gì?
Căn cứ theo Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:
“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Theo đó con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật.
Người không được quyền hưởng di sản
Căn cứ theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những người không được quyền hưởng di sản như sau:
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”
Như vậy, về thừa kế theo pháp luật thì anh trai chị đã có hành vi thượng cẳng tay hạ cẳng chân, ngược đãi đã vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với mẹ của mình. Dựa theo các điều kiện trên thì anh trai của chị sẽ không được hưởng di sản thừa kế của mẹ theo pháp luật.
Ba mẹ tôi ly hôn lúc tôi 3 tuổi, sau đó tôi được mẹ nuôi. Một thời gian sau mẹ tôi lấy chồng khác. Cha dượng trước đã từng ly dị vợ và có 2 con; họ đã chia tài sản rạch ròi. Hiện có một chị sống cùng cha dượng và mẹ con tôi. Cha dượng là người hiền lành, cha chăm sóc, thương yêu tôi như chị con ruột của cha. Tôi cũng rất quý và kính trọng cha. Gần đây cha tôi không may bị bệnh và mất đột ngột, và cũng vì thế mà cha không để lại di chúc. Trước khi mất cha cũng có nguyện vọng cho tôi một số tiền để có vốn làm ăn nhưng lập di chúc. Cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có được hưởng di sản của cha dượng hay không. Chị Linh đến từ Cà Mau hỏi.
Hiện nay chưa có văn bản hay quy định của pháp luật nào định nghĩa con riêng, tuy nhiên trên thực tế chúng ta có thể hiểu con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Con riêng có thể là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn với người chồng hoặc người vợ hiện tại.
Người được thừa kế là ai?
Người có quyền thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.”
Căn cứ vào quy định kể trên thì con riêng không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp con riêng được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế như sau:
Quyền thừa kế của con riêng theo di chúc
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác”. Như vậy có thể hiểu di chúc là ý nguyện, nguyện vọng, mong muốn cuối cùng của một người nhằm định đoạt tài sản của mình trước khi qua đời. căn cứ vào trường hợp trên thì cha dượng không có lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Quyền thừa kế của con riêng theo pháp luật hiện hành
Mặc dù con riêng không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.” Theo đó, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ theo Điều 653 Bộ luật dân sự 2015.
Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, nếu con riêng biết chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế và coi họ như cha, mẹ ruột của mình thì pháp luật vẫn công nhận quyền thừa kế của con riêng. Lúc này, con riêng của bố dượng, mẹ kế sẽ có quyền được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản thừa kế bằng với những người khác thuộc cùng hàng thừa kế.
Do đó, trong trường hợp này, Chị Linh sẽ có quyền được nhận di sản thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất nếu trong quá trình chung sống chị và cha dượng chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như ruột thịt.
Trường hợp nào thì con riêng không được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế?
Con riêng không được hưởng di sản thừa kế từ cha dượng, mẹ kế trong những trường hợp sau đây:
– Thừa kế theo di chúc nhưng di chúc không hợp pháp
– Con riêng và bố dượng không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con
– Con riêng thuộc vào các trường hợp không được hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 621: Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”
Tóm lại, về nguyên tắc con riêng sẽ không được hưởng thừa kế từ cha dượng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sống với cha dượng, hai bên chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, thì pháp luật sẽ công nhận quyền hưởng di sản của con riêng.
Chị Ngọc là con riêng của ông Hòa. Trước năm 10 tuổi chị sống cùng ông bà ngoại, tuy nhiên do điều kiện kinh tế và sức khỏe của ông bà không đảm bảo nên ông Hòa đã đưa chị Ngọc về sống cùng gia đình của ông và vợ hai. Hiện tại, ông Hòa đã mất được 3 tháng và không để lại di chúc, đồng thời giữa chị Ngọc và các con của vợ hai có tranh chấp về di sản thừa kế. Tuy nhiên, lúc chị Ngọc về sống không có làm giấy tờ về hộ khẩu thường trú nên chị không có tên trong hộ khẩu. Vậy chị Ngọc là con riêng không có tên trong hộ khẩu thì có quyền được nhận thừa kế không? Chị Ngọc ở Long An hỏi.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, có hai hình thức nhận di sản thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết(Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015). Do vậy, người lập di chúc có quyền định đoạt và quyết định ai sẽ là người được nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, trong trường hợp này ông Hòa chết mà không để lại di chúc. Như vậy, toàn bộ tài sản của ông Hòa sẽ được chia theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật:
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định ( Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Theo đó, căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người được thừa kế theo hàng thừa kế được quy định như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.”
Dựa theo điều luật trên, tại hàng thừa kế thứ nhất chỉ nêu con đẻ không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú (con riêng), nên theo đó, dù chị Ngọc là con đẻ của ông Hòa với người khác nhưng theo quy định của pháp luật, chị Ngọc vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng các con của vợ hai.
Có bắt buộc phải có tên trong hộ khẩu mới được nhận thừa kế?
Như đã nêu ở trên, có hai hình thức để nhận thừa kế là theo di chúc và theo pháp luật. Ngoài ra, các cá nhân đều bình đẳng và có quyền được hưởng di sản từ người thân quá cố.
Người được hưởng di sản thừa kế được quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Theo đó, để được hưởng thừa kế thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện sau đây:
“Phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản thừa kế chết) hoặc sinh ra và còn sống sau khi mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết.”
Có thể thấy, theo quy định trên, việc nhận di sản thừa kế của một cá nhân sẽ không phụ thuộc vào việc người đó phải có tên trong sổ hộ khẩu hay không mà sẽ căn cứ vào các điều kiện được nhận di sản thừa kế theo di chúc hay theo quy định ở pháp luật. Trong trường hợp nêu trên do ông Hòa chết đột ngột không để lại di chúc nên các con và vợ của ông sẽ được nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Theo đó, chị Ngọc sẽ được nhận một phần di sản thừa kế bằng vợ hai và các con của vợ hai.
Nhà chồng tôi có 4 anh chị em, vợ chồng tôi là con út và chung sống với ba mẹ chồng. Nửa năm trước, bố chồng tôi vừa mất do bạo bệnh. Trước khi chết, ông có dặn dò vợ chồng tôi và mẹ chồng như sau: căn nhà đang ở cho vợ chồng tôi quản lý, ông bà có 5 lô đất thì cho vợ chồng tôi 2 lô còn tất cả anh chị em còn lại một lô đất. Cho tôi hỏi lời nói trước khi chết của ông có được coi là di chúc không? Di chúc này có hiệu lực pháp luật không? Mẹ chồng, tôi và chồng có được xem là người làm chứng cho di chúc không?
Di chúc có bắt buộc phải công chứng hay không?
Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho các người khác sau khi chết.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định về hình thức của di chúc tại Điều 627 như sau:
– Di chúc bằng văn bản
– Di chúc miệng
Đồng thời, căn cứ theo Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản như sau:
“Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
Theo đó, di chúc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực; di chúc có thể được dưới hình thức văn bản không có người làm chứng, có người làm chứng, di chúc có công chứng, chứng thực. trường hợp không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Tuy nhiên, sau 03 tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người để lại di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miện mặc nhiên bị hủy bỏ.
Những đối tượng không được làm chứng cho việc lập di chúc
Căn cứ theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau:
“Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2.Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3.Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Theo đó, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những đối tượng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
Những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2.Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Và những người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc và người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng là những đối tượng không được làm người làm chứng cho việc lập di chúc.
Vì vậy, lời nói để lại trước khi chết của ba chồng chị Quyên không được xem là di chúc miệng do đã quá thời điểm có hiệu lực của di chúc miệng và những người làm chứng (vợ chồng chị Quyên, mẹ chồng) là những đối tượng thuộc hàng thừa kế theo pháp luật và theo di chúc miệng. Do đó, di sản của bố chồng chị Quyên sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Nhà tôi có ba anh chị em, cha mẹ tôi mất trong đại dịch Covid-19 nên không kịp để lại di chúc. Cha mẹ tôi có để lại 1 căn nhà và ba lô đất. Anh chị em tôi đã thỏa thuận và quyết định căn nhà sẽ để thờ cúng cha mẹ và do anh trai là người quản lý, ba lô đất sẽ chia làm ba mỗi người một lô. Vậy cho tôi hỏi chúng tôi có thể tự thỏa thuận chia di sản khi không có di chúc không? Anh Bình ở Đồng Nai.
Di sản sẽ được chia như thế nào khi ba mẹ chết không để lại di chúc
Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
“ 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Theo đó, trường hợp người để lại di sản chết mà không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp thì di sản của người đó sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật. Áp dụng đối với trường hợp của anh Bình vì cha mẹ anh mất đột ngột do dịch bệnh COVID và không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật. Vậy những đối tượng nào được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật?
Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các đối tượng được thừa kế theo pháp luật như sau:
“ 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. ”
Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người để lại di sản là những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất; do vậy mà những người thuộc cùng một hàng thừa kế sẽ được nhận phần di sản như nhau. Vậy ba chị em anh Bình là những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật.
Người thừa kế có thể tự thỏa thuận chia di sản thừa kế với nhau không?
Căn cứ theo Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp phân chia di sản thừa kế như sau:
“Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
Do đó, những người nhận di sản thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật hoặc thỏa thuận với nhau về việc định giá tài sản. Vì vậy, ba chị em của anh Bình hoàn toàn có thể tự thỏa thuận phân chia di sản với nhau. Tuy nhiên, việc thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có phần phải công chứng không?
Căn cứ theo Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”
Do di sản trong trường hợp trên có liên quan đến bất động sản cụ thể là quyền sử dụng đất nên văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cần phải được công chứng.
Tóm, đối với trường hợp nêu trên do cha mẹ anh Bình chết mà không để lại di chúc nên ba chị em anh Bình – đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, ba chị em anh Bình muốn tự thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nên ba chị em cần lập một văn bản phân chia di sản và được công chứng chứng thực.
Chồng tôi đột ngột qua đời nên không để lại di chúc. Tuy nhiên, mẹ chồng không muốn chia tài sản của chồng cho tôi và con gái nhưng tôi không đồng ý vì đât là tài sản chung của vợ chồng tôi. Vậy cho tôi hỏi, mẹ chồng, tôi và con gái ai là người được thừa kế theo pháp luật? Chị Hoa ở Long An
Trường hợp nào thì được thừa kế theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1.Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2.Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy, trong một số trường hợp người để lại di sản chết mà không để lại di chúc thì những đối tượng thừa kế sẽ nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Do đó, chồng chị Hoa chết nhưng không để lại di chúc nên căn cứ theo quy định trên thì những người được thừa kế sẽ được nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Vậy đối tượng nào được thừa kế theo pháp luật?
Những đối tượng được thừa kế tài sản theo pháp luật?
Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những đối tượng được thừa kế theo pháp luật gồm:
Theo đó, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết là những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật.
Tài sản của vợ chồng được giải quyết như thế nào trong trường hợp một bên chết?
Căn cứ theo Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:
“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”
Từ quy định trên cho thấy, khi một trong hai bên vợ hoặc chồng chết mà không để lại di chúc thì số tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi hoặc chia theo sự thỏa thuận trước đó của hai bên. Ngoài ra, số di sản của bên chết sẽ được chia theo pháp luật.
Tóm lại, căn cứ theo trường hợp trên do chồng chị Hoa chết mà không để lại di chúc nên chị Hoa, mẹ chồng và con gái là những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất được nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, vì tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ chia đôi hoặc chia theo sự thỏa thuận trước đó của hai bên. Để được phân định tài sản chính xác nhất chị Hoa và mẹ chồng có thể tham khảo tư vấn tại một số văn phòng luật.
Vào dịp Tết, vì về quê nên tôi có gửi xe ở nhà bạn thân, sau đó không may nó đã bị trộm mất. Bạn tôi sau đó có báo mất cho tôi và đồng thời đã lập biên bản thừa nhận giữ xe giúp tôi. Trong trường hợp của tôi thì trách nhiệm thuộc về ai? Anh Kiệt ở Bình Dương hỏi.
Nhờ giữ giùm có phải là hợp đồng miệng không?
Việc nhờ giữ xe trong trường hợp trên được giao kết bằng lời nói (hay hợp đồng miệng), đây là một trong các giao dịch dân sự phổ biến, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đây có thể coi hình thức điển hình của một hợp đồng (Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015).
Do đó trong trường hợp này, giữa anh Kiệt và bạn của anh đã hình thành một loại hợp đồng dân sự, cụ thể là hợp đồng gửi giữ tài sản.
Quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản
Đối với Hợp đồng gửi giữ tài sản, căn cứ theo Điều 556 Bộ luật Dân sự 2015, Quyền của bên gửi tài sản được quy định như sau :
“1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
Trong khi đó, theo Điều 557 của Bộ luật này, Nghĩa vụ của bên giữ tài sản được quy định như sau:
“1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì người bạn của anh Kiệt có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì đã làm mất xe của bạn. Ngoài ra, trong trường hợp trên thì anh Kiệt và bạn là bạn thân nên mức bồi thường có thể do hai bên tự thỏa thuận với nhau, tuy nhiên phải căn cứ vào giá trị thực tế tại thời điểm xảy ra việc mất xe.
Nhân dịp sinh nhật 16 tuổi bà nội có tặng cho em một chiếc xe Vision 2023 để thuận tiện cho việc di chuyển đến trường. Nhưng em nghe mọi người nói vì chưa đủ 18 tuổi nên em sẽ chưa đủ điều kiện để lái và đứng tên xe. Cho em hỏi em có phải đợi đến khi đủ 18 tuổi mới được đứng tên mua xe không? Em Tiên ở Vĩnh Long hỏi
Chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên mua xe máy hay không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 21. Người chưa thành niên
Theo đó đổi với các giao dịch dân sự của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng kí và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện pháp luật đồng ý. Trong đó người đại diện theo pháp luật có thể là : ba, mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ,…
Bên cạnh đó, xe máy là động sản phải đăng ký, cho nên bạn 16 tuổi chưa thể tự mình mua xe máy được. Tuy nhiên, bạn sẽ được quyền đứng tên trên chiếc xe nhưng việc mua xe này phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
16 tuổi có được điều khiên xe máy hay không?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“Điều 59. Giấy phép lái xe
1.Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
… ”
Bên cạnh đó, tại điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1.Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
…”
Xe máy thuộc dạng có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 cho nên buộc phải có giấy phép lái xe hạng A1, theo quy định trên thì người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự. Vì vậy, bạn Tiên 16 tuổi chưa đủ độ tuổi để thi giấy phép lái xe cho nên không thể điều khiển được xe máy. Trong trường hợp, bạn cố tình điều khiển xe máy và bị cảnh sát giao thông bắt gặp sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Tóm lại, trong trường hợp này bạn Tiên sẽ được đứng tên xe máy tuy nhiên vì chưa đủ tuổi để điều khiển xe máy và thi giấy phép lái xe nên bạn không được phép lái xe.
Tôi và bạn gái đi tham dự đại nhạc hội tại phố đi bộ vào cuối tuần. Chúng tôi có gửi xe máy tại một bãi giữ xe gần đó. Tuy nhiên, lúc quay ra lấy xe máy thì chúng tôi không thấy mũ bảo hiểm đâu. Chúng tôi có hỏi nhân viên của bãi giữ xe để được bồi thường và xem lại băng ghi hình thì nhận được câu trả lời là bãi gửi xe chỉ giữ xe không giữ nón bảo hiểm. Cho tôi hỏi bãi giữ xe có phải giữ luôn nón bảo hiểm không? Bạn Bảo ở Gò Vấp hỏi.
Giấy gửi xe có được xem là hợp đồng gửi xe không?
Tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự. Cụ thể:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Căn cứ theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
Hợp đồng gửi giữ tài sản
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
Ngoài ra, tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:
“1.Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Theo đó, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giấy gửi xe được xem là một trong các hình thức giao của dịch dân sự. Mặt khác, hợp đồng cũng là một trong những hình thức của giao dịch dân sự. Chính vì vậy mà giấy gửi xe được xem là một hợp đồng gửi giữ tài sản.
Bên giữ xe có phải giữ kèm nón bảo hiểm không?
Bên cạnh đó, tại Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định nghĩa vụ của bên giữ tài sản
Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
“
1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
Theo đó, việc giữ xe máy có bao gồm giữ nón bảo hiểm hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của bên giữ và bên gửi. Nếu bên giữ xe máy không chấp nhận việc giữ nón bảo hiểm thì bên gửi xe phải tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình.
Trường hợp bên giữ xe máy và bên gửi xe không thỏa thuận về tiền gửi xe thì tiền gửi xe được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 561 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc trả tiền công trong hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
Trả tiền công
“1. Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, trong trường hợp bên giữ xe máy và bên gửi xe không thỏa thuận về tiền gửi xe thì tiền gửi xe được xác định là tiền trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền gửi xe.
Mặc dù các bên không có kí hợp đồng gửi xe nhưng giấy gửi xe được xem là một hình thức của hợp đồng gửi giữ tài sản giữ bên giữ và bên gửi xe. Do vậy mà giấy gửi xe cũng có giá trị pháp lý như hợp đồng gửi giữ xe. Trường hợp của bạn Bảo, để xác định được bạn có được bồi thường chi phí do mất mũ bảo hiểm tại điểm gửi xe này hay không phụ thuộc vào quy định của bãi giữ xe và thỏa thuận của bạn và bên giữ xe.
Vừa qua trên các trang mạng xã hội mọi người chia sẻ cho nhau một đoạn video về một cô gái thực hiện hành vi điều khiển xe mô tô phân khối lớn với động tác lái xe nguy hiểm, phản cảm như: nằm, quỳ gối trên yên xe, thả hai tay để xe tự chạy,… Việc cô gái lái xe như vậy có được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng không? Mức phạt đối với hành vi này được quy định như thế nào?
Gây rối trật tự công cộng là gì?
Gây rối trật tự công cộng là hành vi diễn ra ở nơi công cộng, nơi các hoạt động xã hội được diễn ra thường xuyên; hành vi này không những cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, mà còn trực tiếp xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thậm chí có thể gây ra thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người nơi công cộng.
Một số biểu hiện của hành vi gây rối trật tự công cộng: Cử chỉ, lời nói thiếu văn hóa, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người; Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ĩ, đua xe máy trái phép; Có hành vi phá phách hoặc ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;…
Mức xử phạt hình sự đối với hành vi gây rối trật tự công cộng
Căn cứ theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội gây rối trật tự công cộng với hai khung như sau:
Khung 01
Phạt tiền từ 05-50 triệu đồng đồng thời phải cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.
Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khung 02
Phạt tù từ 02 -07 năm nếu phạm các tội thuộc một trong các trường hợp sau:
Theo đó, việc cô gái giang hai tay khi đang điều khiển xe phân khối lớn đã vi phạm tội gây rối trật tự công cộng. Qua việc thể hiện đó của cô gái đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn của xã hội. Hành vi gây rối trật tự công cộng nếu trên có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm theo Bộ luật hình sự 2015.Bên cạnh mức phạt hình sự thì tội gây rối trật tự công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi gây rối trật tự công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tế nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình và trật tự công cộng như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng khi:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
Theo đó, người có hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì người phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể được hưởng án treo tức là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm khi đảm bảo đáp ứng các điều kiện hưởng án treo như:
Gây rối trật tự công cộng rồi đăng lên mạng xã hội có vi phạm quy tắc ứng xử trên mạng xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Bộ Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định như sau:
“Điều 4. Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân
1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
3. Thực hiện biện pháp tự quản lý,bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
5.Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước – con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.”
Gây rối trật tự công cộng rồi đăng lên mạng xã hội (Facebook) là hành vi đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật do đó hành vi của cô gái đã vi phạm đến quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
Tóm lại, việc thực hiện hành vi điều khiển xe phân khối lớn kèm theo hành động giang tay đã vi phạm tội gây rối trật tự công cộng. Điều này làm ảnh hưởng đến an toàn trật tự của xã hội. Thêm vào đó, với hành vi nêu trên cô gái có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng cô gái đã quay video đăng tải lên mạng xã hội điều nỳ còn vi phạm đến quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
Vợ chồng tôi là giáo viên trung học cơ sở tại tỉnh An Giang. Vợ chồng tôi sau nhiều năm làm lụm thì có dư một số tiền và muốn mua đất để trồng trọt. Biết được nhà ông Thành có nhu cầu bán đất trồng lúa để xây nhà cho con nên vợ chồng tôi đã đến gặp ông Thành và thỏa thuận làm thủ tục mua đất. Tuy nhiên đến ngày ra văn phòng công chứng thì công chứng viên đã từ chối công chứng vì lí do vợ chồng tôi là giáo viên nên không thể mua đất trồng lúa được. Vậy cho tôi hỏi vì vợ chồng tôi là giáo viên nên không thể mua đất trồng lúa là đúng hay sai và vì sao? Chị Thủy ở An Giang hỏi
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP quy định về khái niệm đất trồng lúa như sau: đất trông lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 đất trồng lúa là đất nông nghiệp và được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng đất trồng lúa.
Pháp luật Việt Nam không cấm các hộ gia đình cũng như cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo quyền sử dụng đất nông nghiệp thuộc về nông dân mà pháp luật Việt Nam đã hạn chế khả năng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Chính vì lẽ đó, pháp luật đã nếu ra một số trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
Theo đó, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ đất trồng lúa không được sử dụng hiệu quả hoặc bị bỏ hoang hay chuyển đổi đất không đúng mục đích sử dụng. Qua đó, vợ chồng chị Thủy là giáo viên thuộc diện các cá nhân không tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp vì vậy sẽ không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp xản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
“Điều 3. Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
…
2. Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.
…”
Như vậy, cá nhân không thuộc đối tượng thường xuyên, đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc hưởng trợ cấp xã hội coi là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Giáo viên là cán bộ, công chức là người được hưởng lương thường xuyên nên không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa những được nhận chuyển nhượng một số loại đất nông nghiệp khác như: Đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rựng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối,…
Do vậy, vợ chồng chị Thủy là giáo viên là cán bộ, công chức người được hưởng lương thường xuyên và là cá nhân không tham gia trực tiếp vào sản xuất trồng lúa nên sẽ không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.
Nếu tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa thì cá bộ, công chức từ ý nhận chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, cán bộ, công chức buộc phải trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng, tặng cho.
Ba mẹ chồng tôi ở quê có 3 đứa con trai và 3 đứa con gái. Trước khi qua đời, ông bà có lập di chúc và chia tài sản cho các con của ông bà. Ba mẹ chồng tôi có 6 công đất ruộng và 300 triệu đồng tiết kiệm trước khi chết. Nguyện vọng trong di chúc của ông bà là sẽ chia đều tài sản cho các con ruột của mình. Do vợ chồng tôi là cán bộ công chức nhà nước và được biết thông tin là cán bộ, công chức nhà nước sẽ không được chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa. Vì vậy, tôi có thắc mắc là vợ chồng tôi có thể nhận thừa kế đất trồng lúa từ ba mẹ chồng không? Chị Thủy ở Đồng Tháp hỏi
Cán bộ, công chức nhà nước có được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất không
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 có quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
Như vậy, đối với đất trồng lúa thì cá nhân, hộ gia đình nào không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất này.
Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, đối với trường hợp có được đất trồng lúa từ thừa kế thì không bị giới hạn. Vì vậy, trường hợp vợ chồng chị Thủy là cán bộ, công chức nhà nước thì vẫn được thừa kế đất trồng lúa từ bố mẹ.
Thế nào là không trực tiếp sản xuất nông nghiệp để không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp xản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
“Điều 3. Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
…
2. Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.
…”
Trên đây là những căn cứ để xác định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nếu không thuộc những trường hợp này thì sẽ xác định là không trực tiếp sản xuất nông nghiệp và không thể nhận chuyển nhượng cũng như nhận tặng cho đất trồng lúa theo quy định pháp luật.
Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Vì ba mẹ chồng chị Thủy chết có để lại di chúc vì vậy các con của ông bà sẽ được nhận thừa kế dựa theo di chúc.
Tóm lại, việc vợ chồng chị Thủy là cán bộ, công chức nhà nước thuộc đối tượng không được phép nhận chuyển chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cấm về việc nhận thừa kế đất trông lúa nên vợ chồng anh chị vẫn được nhận thừa kế. Và số di sản vợ chồng anh chị sẽ được nhận sẽ dựa theo những quy định của di chúc.
Vợ chồng tôi là cán bộ, công chức nhà nước nay đã về hưu và đang được hưởng lương hưu hằng tháng. Vì sức khỏe còn tốt nên chúng tôi có ý định về quê mua đất và chăn nuôi. Do đã tham khảo và tìm được mảnh đất như mong muốn nên chúng tôi đã hẹn chủ đất ngày lên văn phòng công chứng lập giấy tờ. Tuy nhiên, công chứng viên đã từ chối yêu cầu công chứng giao dịch chuyển quyền sử dụng đất của chúng tôi vì lý do vợ chồng tôi là cán bộ, công chức. Vậy cho tôi hỏi cán bộ, công chức thì không được mua đất trồng lúa có đúng quy định pháp luật không? Vợ chồng bà Hân ở Ninh Bình hỏi.
Cán bộ, công chức đã nghỉ hữu bị hạn chế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 có quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
Theo như quy định trên, cá nhận không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu và không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa và không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Thế nào là không trực tiếp sản xuất nông nghiệp để không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
“Điều 3. Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
…
2. Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.
…”
Qua quy định trên thì chúng ta có thể xác định được các cá nhân có thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Và trong trường hợp ông bà Hân là cán bộ, công chức đã nghỉ hưu được hưởng trợ cấp xã hội nên được xác định là cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Và nếu vợ chồng bà Hân tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa thì cá bộ, công chức từ ý nhận chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, cán bộ, công chức buộc phải trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng, tặng cho.