Phân biệt tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản giúp phân biệt tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ một cách chính xác, kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của CNClicense nhé:

Về căn cứ pháp lý

Tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ: được quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ở chương XXIII: các tội phạm về chức vụ.

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ: được quy định tại Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ở chương XXIII: các tội phạm về chức vụ.

Như vậy, cả hai tội đều là tội phạm về chức vụ.

Định nghĩa

Tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi của người vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng, chức vụ quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ: Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ đều là chủ thể đặc biệt, tức phải là người có chức vụ, quyền hạn, nếu không có chức vụ quyền hạn thì không thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn hay lạm quyền được.

Phân biệt lợi dụng chức vụ quyền hạn và lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Ảnh minh họa

 

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.

Về mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan

Cả hai tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lạm quyền trong khi thi hành công vụ đều có dấu hiệu bắt buộc là “làm trái công vụ”. Hành vi làm trái công vụ thường được biểu hiện ở những hành vi sau:

– Hành vi mâu thuẫn với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu chung đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước mà người có chức vụ, quyền hạn đang làm việc.

– Hành vi vi phạm các nguyên tắc trong khi thi hành công vụ.

– Hành vi được thực hiện trong những trường hợp người có chức vụ, quyền hạn nhận thức không đúng về quyền lợi của cơ quan, tổ chức mình mà thực hiện những hành vi trái với công vụ và lợi ích nói chung.

– Hành vi trái với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tức là không xuất phát từ mục đích phục vụ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Điểm khác biệt để phân biệt tội lợi dụg, chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ thể hiện ở hành vi sau:

Đối với tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ: thì người phạm tội lợi dụng chức, vụ quyền hạn của mình để làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nếu trong khi thi hành công vụ họ đã thực hiện vượt quá giới hạn cho phép là lạm dụng chức vụ, quyền hạn mà không phải là lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Đối với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ: thì người phạm tội đã thực hiện hành vi vượt quá quyền hạn mà pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Lưu ý: Trong trường hợp người phạm tội có chức vụ thấp lại tự xưng là mình có chức vụ cao để gây thiệt hại cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì không phải là hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ, mà tùy trường hợp người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc.

– Hậu quả

Đối với cả hai tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ thì hậu quả được xác định là:

  • Thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên;
  • Hoặc thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chỉ lượng hóa giá trị tài sản nhưng vẫn chưa lượng hóa các thiệt hại khác cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân dẫn đến rất khó xác định như thế nào là thiệt hại khác đến lợi lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và cũng chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, nên thực tiễn áp dụng rất khó.

Phân tích tội lợi dụng chức vụ quyền hạn và lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Ảnh minh họa

Mặt chủ quan của tội phạm

Đối với tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

  • Lỗi: thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
  • Động cơ: động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là vì vật chất, tinh thần mà người người có chức vụ, quyền hạn đạt được thông qua hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm như: vì nể nang, vì cảm tình, vì danh vọng, địa vị xã hội…

Đối với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ:

  • Lỗi: thực hiện do lỗi cố ý (có cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp)
  • Động cơ: cũng giống tư đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, động cơ của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ cũng là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Nếu không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác thì dù người phạm tội có hành vi lạm quyền gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì cũng không cấu thành tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Mức hình phạt

Đối với tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản 000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • Tùy vào tính tiết trong vụ án mà người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt khác nhau. Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Không có hình phạt tù chung thân hoặc tử hình.
  • Ngoài ra người phạm tội còn bị đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Đối với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ:

  • Phạt tù từ từ 01 năm đến 07 năm đối với người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản 000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • Tùy vào tính tiết trong vụ án mà người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt khác nhau. Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm. Không có hình phạt từ chung thân hoặc tử hình. Hình phạt đối với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ nặng hơn so với tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Hình phạt bổ sung là phạt tiền không áp dụng đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ  thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng|Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft