Chi nhánh công ty là gì? Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh công ty năm 2024

Hiện nay, có nhiều công ty sau khi thành lập có mong muốn mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động bằng việc thành lập các chi nhánh của công ty ở các quận/huyện, tỉnh/thành phố khác nhau. Vậy chi nhánh công ty là gì? Trình tự, đăng ký hoạt động chi nhánh như thế nào? Ở bài viết này CNClicense sẽ cung cấp đến quý anh chị và các bạn các quy định liên quan đến chi nhánh công ty và việc đăng ký hoạt động chi nhánh công ty.

Chi nhánh công ty là gì?

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh công ty phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân như sau:

– Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

– Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ/một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Một tổ chức có tư cách pháp nhân khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13:

– Ðược thành lập hợp pháp: Tổ chức phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó.

– Có cơ cấu tổ chức: Có cơ quan điều hành, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân/trong quyết định thành lập pháp nhân. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân/theo quy định của pháp luật.

– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: Tài sản của tổ chức phải hoàn toàn biệt lập, tách biệt với tài riêng của thành viên hoặc tài sản của cơ quan sáng lập tổ chức.

Sự độc lập về tài sản của tổ chức thể hiện ở chế độ quản lý, kiểm soát và cơ chế thực hiện quyền làm chủ của tổ chức đối với tài sản của mình.

– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: Tổ chức bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình, với tư cách pháp lí của chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó.

Theo đó, chi nhánh chỉ là một đơn vị thuộc của một doanh nghiệp và chỉ đáp ứng yêu cầu là được thành lập hợp pháp, có con dấu riêng, có tổ chức của bộ máy đầy đủ. Còn yếu tố độc lập về tài sản thì chi nhánh chưa đáp ứng được và cũng không thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, do đó, chi nhánh không phải là pháp nhân.

Bản chất chi nhánh được thành lập nhằm thay mặt doanh nghiệp thực hiện một (hoặc một vài) chức năng của doanh nghiệp tại các địa phương doanh nghiệp không đặt trụ sở chính.

Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Ảnh minh họa

Hồ sơ đăng ký hoạt động Chi nhánh

Cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh bao gồm:

  1. Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  2. Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
  3. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Lưu ý: Giấy tờ pháp lý là Căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

– Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cần bổ sung văn bản ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện thủ tục và bản sao công chứng chứng minh thư của người được ủy quyền

– Trong trường hợp, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cần bổ sung hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức đó và giấy giới thiệu của tổ chức cho một cá nhân cụ thể trực tiếp thực hiện thủ tục, kèm theo bản sao công chứng chứng minh thư của người được giới thiệu.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ anh/chị và các bạn có thể lập tài khoản đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/).

Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

Theo Điều 26 của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội, người thành lập hoặc người được uỷ quyền có thể đăng ký doanh nghiệp bằng ba hình thức sau:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.
  • Nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đây là hình thức đăng ký doanh nghiệp trực tuyến được công nhận có giá trị pháp lý tương đương với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.

Tuy nhiên, hiện nay việc đăng ký doanh nghiệp đa phần được thực hiện thông qua hình thực nộp trực tuyến và trong đó một số nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hà Nội việc đăng ký doanh nghiệp được thực hiện bắt buộc qua mạng theo quy trình nộp hồ sơ trực tuyến.

Khi nộp hồ sơ trực tuyến, người nộp hồ sơ lập tài khoản đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/). Sau đó tiến hành kê khai các thông tin về doanh nghiệp và đăng tải hồ sơ dưới dạng file PDF. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

Ví dụ: Thành lập chi nhánh Công ty tại 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Tp. HCM thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu chi nhánh Công ty tại phường Định Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương.

Bước 2: Ký số vào hồ sơ điện tử và tiến hành thanh toán lệ phí Công bố thông tin doanh nghiệp.

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả Giấy biên nhận cho doanh nghiệp để hẹn ngày trả kết quả.

  • Trường hợp, Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ chưa hợp lệ sẽ có trách nhiệm gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Doanh nghiệp phải tiến hành sửa đổi các thông tin theo đúng yêu cầu và tiến hành nộp lại. Nếu sau 60 ngày kể từ khi nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung doanh nghiệp không nộp lại hồ sơ thì hệ thống sẽ tự hủy hồ sơ.
  • Trường hợp, hồ sơ doanh nghiệp hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả là một bản Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty sau từ 03-05 ngày làm việc.
Luật sư tư vấn thành lập chi nhánh
Ảnh minh họa

Bước 4: Nhận kết quả

Doanh nghiệp có thể nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh –Sở kế hoạch và đầu tư để nhận kết quả. Khi đến cần mang theo Giấy biên nhận và Giấy ủy quyền (Nếu người nộp hồ sơ được ủy quyền của người đại diện doanh nghiệp) cùng Chứng minh thư của người đến nhận.

Bước 5 : Khắc dấu nếu có nhu cầu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp”. Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định bắt buộc chi nhánh phải có con dấu riêng. Do đó, trong quá trình hoạt động thì chi nhánh không bắt buộc phải có con dấu riêng. Song thực tế các chi nhánh của doanh nghiệp hiện nay đa phần đều sử dụng con dấu riêng để thuận tiện trong các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và chi nhánh nói riêng.

. Nội dung con dấu thường thể hiện những thông tin sau đây:

  • Tên chi nhánh;
  • Mã số doanh nghiệp của chi nhánh;

Các thủ tục sau khi thành lập công ty khách hàng cần thực hiện

  • Treo biển chi nhánh tại trụ sở chi nhánh;
  • Treo biển chi nhánh tại trụ sở công ty;
  • Công ty kê khai và nộp thuế môn bài của chi nhánh trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.

Trên đây là nội dung tư vấn của CNCLICENSE về đăng ký hoạt động của chi nhánh công ty năm 2024. Để mọi việc tiến hành thuận lợi và nhanh chóng, thì anh/chị và các bạn nên tìm đến một công ty Luật chuyên xử lý những việc này. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và công sức. Và trong đó CNC LICENSE sẽ là đơn vị giúp bạn giải quyết những khó khăn mà anh/chị và các bạn có thể gặp phải. Mọi thông tin hãy liên hệ với Luật sư Trần Văn Thăng thông qua số Hotline: 0909642658 hoặc 0939858898

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai, tham gia giải quyết khiếu nại kiên quan đến bồi thường thu hồi đất,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM 

  • Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84) 28-6276 9900
  • Đường dây nóng: (84) 916-545-618
  • Email: contact@cnccounsel.com

Phụ trách:

  • Luật sư Trần Văn Thăng|Luật sư thành viên
  • Điện thoại: (+84) 909 642 658
  • Email: thang.tran@cnccounsel.com

hoặc

  • Trợ lý Luật sư Nguyễn Thị Hương Giang
  • Điện thoại: (84) 387 959 777
  • Email: giang.nguyen@cnccounsel.com

Website:

https://cnclicense.com/

https://hopdongmau.net/

https://cnccounsel.com/

CNC License

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website được thiết kế và quản lý bởi Tre Xanh Soft